Bạo lực lời nói: Vết thương sâu không bao giờ liền sẹo

04:09 | 10/09/2022

|
Bạo lực gia đình không chỉ là đánh đập về thể xác, đau đớn hơn là những tổn thương về tinh thần khi phải nghe những lời mắng chửi, đàn áp tiêu cực lâu dài tạo vết thương sâu không bao giờ liền sẹo.
Điều gì là khó nhất trong đời người?Điều gì là khó nhất trong đời người?
Cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ những lời khen tích cựcCuộc sống tốt đẹp hơn nhờ những lời khen tích cực
Bạo lực lời nói: Vết thương sâu không bao giờ liền sẹo

Bạo lực gia đình vẫn luôn tồn tại trong nhiều nhà, là nỗi ám ảnh khôn nguôi của nhiều thế hệ.

Có những đứa trẻ vì bị cha mẹ mắng mỏ, lâu ngày trở nên trầm cảm, mất hy vọng vào cuộc sống.

Có người vừa trưởng thành, để thoát khỏi sự khinh miệt, chế giễu của cha mẹ, đã không ngần ngại nộp đơn thi vào một trường đại học cách nhà xa hàng nghìn cây số.

Có người đã lập gia đình, lập nghiệp nhưng vẫn không nguôi mong mỏi được cha mẹ khen ngợi.

Những lời nói mắng mỏ, chê bai của cha mẹ đã gây tổn thương trong lòng vô số đứa trẻ, tuy nhiên, những người làm cha mẹ ấy lại thiếu hiểu biết về điều này và vẫn coi đó là điều hiển nhiên: Con tôi tôi dạy.

Có câu nói: "Sự tổn thương sâu sắc nhất trên đời đối với người khác luôn là lời nói". Bạo lực gia đình không chỉ là đánh đập về thể xác, đau đớn hơn là những tổn thương về tinh thần khi phải nghe những lời mắng chửi, đàn áp tiêu cực lâu dài.

Bạo lực lời nói: Vết thương sâu không bao giờ liền sẹo

Một lần vào quán ăn, có hai mẹ con ngồi bàn bên cạnh, bé gái khoảng 7 tuổi. Trong khi chờ bữa ăn, người mẹ bỗng tức giận ném quyển vở bài tập về nhà và mắng con gái: “Một bài tập đơn giản thế này mà con cũng làm sai, nuôi lợn còn thông minh hơn con”.

Bé gái đứng thẳng dậy, đôi mắt nhát gan nhìn xuống đất, muốn khóc nhưng lại không dám khóc, chỉ thầm nức nở.

Người mẹ tiếp tục trách: "Con bị làm sao vậy? Con có động não suy nghĩ không?”.

Con gái không dám phản bác, chỉ lí nhí lặp đi lặp lại: "Mẹ, con xin lỗi! Mẹ, con xin lỗi ...".

Người mẹ vẫn không mềm lòng, khuôn mặt bà trở nên giận giữ hơn: “Xin lỗi thì có ích gì, nếu là con, mẹ sẽ chết đi khi bị điểm kém như vậy”.

Bé gái đỏ bừng cả mặt, không dám nói nữa, mãi đến khi mẹ cô bé nghe điện thoại và rời đi một lúc, cô bé mới bật khóc nức nở.

Không thể tưởng tượng được rằng sự tự tin và lòng tự trọng của một cô gái sẽ bị mẹ mình chà đạp một cách tàn nhẫn như vậy.

Từng có một nữ sinh đại học uống thuốc tự tử, kiên quyết viết trong bức thư tuyệt mệnh của mình: “Nếu tôi không chết đi, tôi sợ sẽ lại bị bố mắng. Tôi thật sự rất sợ, xin đừng cứu tôi”.

Cô gái lớn lên với những lời mắng nhiếc của bố, ngoài những lời lẽ cay độc, bố cô còn dùng những từ như "chó cái", "đồ đĩ", "đồ điếm" để mắng chửi cô.

Dù cô gái đã lớn nhưng ông bố vẫn không hề kiềm chế, cuối cùng đã ép cô gái vào ngõ cụt.

Bạo lực lời nói: Vết thương sâu không bao giờ liền sẹo

Tôi đã từng nghe một câu: "Có một loại bạo lực không để lại sẹo trên người, nhưng có thể phủ lên một cái bóng không dễ phân tán trong lòng người ta, thậm chí có thể hủy hoại cuộc sống của một người. Đó là bạo lực bằng lời nói”.

Cha mẹ có thể cho con cái của họ một bầu trời trong sáng hoặc một màn đêm đen. Bạo lực bằng lời nói là con dao giết người không máu, tưởng không đau nhưng thực tế lại đau sâu sắc.

Có người trên mạng hỏi: "Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bị cha mẹ bạo hành bằng lời nói trong một thời gian dài?"

Blogger Cheese trả lời: "Tôi vốn tự ti, trầm cảm, ngại giao tiếp xã hội, cô độc. Tất cả những điều này "được hưởng lợi" từ bạo lực bằng lời nói mà cha mẹ dành cho tôi khi còn nhỏ. Họ khiến tôi cảm thấy đau đớn trong tim mà không cần cố gắng, họ cũng có thể khiến tôi vừa khóc vừa cười, tôi vừa yêu họ vừa ghét họ”.

Một người khác cho biết: "Bố mẹ tôi chưa bao giờ khen tôi từ khi tôi còn nhỏ, chỉ nói với tôi những lời lăng mạ và đòi hỏi".

Có người tâm sự khi không đạt điểm cao trong các kỳ thi, bố đã nổi giận và nói: "Con học kém quá, không kiếm được việc làm thì sau này đi hót rác thôi”.

Mỗi lần bị bố mẹ xúc phạm, con cái sẽ nghi ngờ giá trị tồn tại của mình, về lâu dài, tính cách ngày càng hướng nội, mặc cảm. Ngay cả bây giờ, khi trưởng thành, những đứa trẻ đó vẫn sợ tương tác với người khác và cho dù chúng có làm tốt đến đâu, chúng cũng không cảm thấy đáng được khen ngợi.

Giáo sư Martin của Trường Y Harvard cho biết: “Trẻ em tiếp tục bị bạo hành bằng lời nói, vùng hồi hải mã và thể tích trong não tiếp tục co lại, dẫn đến suy giảm trí nhớ và tốc độ phản ứng. Đồng thời, hạch hạnh nhân sẽ bị kích thích nhiều lần, khiến trẻ có thể sống trong sợ hãi trong một thời gian dài”.

Khả năng gây chết người của việc lạm dụng bằng lời nói còn hơn nhiều so với sự đe dọa thể xác và sẽ tiếp tục gây tổn hại về thể chất và tinh thần.

Đúng như câu nói nằm lòng: “Nếu bạn mắng con, nó không ngừng yêu bạn, mà nó sẽ từ bỏ tình yêu thương chính mình”.

Bạo lực lời nói: Vết thương sâu không bao giờ liền sẹo

Việc cha mẹ lạm dụng con cái trong thời gian dài là một dạng bạo lực gia đình, và nó cũng là một dạng PUA mãn tính.

Tất cả những lời nói độc ác sẽ lặng lẽ thâm nhập vào xương tủy, không ngừng ăn mòn sự thông minh và dễ thương của đứa trẻ, khiến nó mất đi khả năng yêu cuộc sống và bản thân.

Khi tuổi thơ để lại những nỗi đau không gì bù đắp được, thế giới của trẻ sẽ bị bao phủ bởi những lớp mây đen, khó có một kẽ hở nào có thể xuyên qua ánh sáng.

Trẻ em lớn lên trong những môi trường khác nhau và sẽ thể hiện những trạng thái rất khác nhau. Cha mẹ ngu ngốc luôn thích dùng bạo lực bằng lời nói để giáo dục con cái, thêm tai hại cho con cái. Cha mẹ thông minh biết cách hòa thuận với con cái một cách thân thiện và để chúng lớn lên khỏe mạnh.

Cha mẹ tử tế là báu vật trong trái tim của trẻ. Món quà tốt nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái không phải là khối tài sản kếch xù và con đường suôn sẻ phía trước, mà là một tâm hồn lành mạnh và một tuổi thơ hạnh phúc.

Nguồn:Bạo lực lời nói: Vết thương sâu không bao giờ liền sẹo

Thùy Linh

giadinhonline.vn