Biết nói "không"

16:04 | 16/06/2021

|
Ngày xưa, có một vị vua phát thiện tâm bố thí cho thiên hạ, châu báu chất đầy như núi, rao rằng, hễ ai đến xin đều cho một nắm.
Biết nói
https://kenhhot.vn

Nhưng, số người đến xin đã dài ngày mà núi châu báu vẫn chưa suy chuyển. Có một người nông dân nghèo, đến xin bố thí, nói: “Xin nhà vua châu báu để làm nhà ở”.

Vua nói: “ Nhà ngươi hãy lấy một nắm”.

Người nông dân bốc một nắm, đi bảy bước, trở lại trả châu báu về chỗ cũ.

Vua hỏi: “Cớ sao ngươi không lấy?”.

Người nông dân đáp: “Số châu báu ấy chỉ đủ làm nhà, nhưng tôi còn phải cưới vợ nữa, không đủ dùng”.

Vua cười: “Cho ngươi ba nắm”.

Người nông dân bốc ba nắm, đi bảy bước rồi quay lại trả về chỗ cũ. Vua hỏi: “Sao trả lại?”.

Người nông dân đáp:“ Số châu báu ấy đủ cả cưới vợ, nhưng lấy gì sắm ruộng đất, đầy tớ, trâu ngựa, tôi tính không đủ, nên thôi là hơn”.

Vua lại nói: “Cho ngươi bảy nắm”. Người nông dân lấy xong, đi bảy bước rồi quay lại trả châu báu.

Vua ngạc nhiên: “Cớ sao ngươi vẫn chưa vừa ý?”.

Người nông dân đáp: “Nếu tôi có con cái phải lo cưới gả, sắm sửa, lại còn việc nhà, đám hiếu, đám hỷ, giao tiếp thân bằng, cố hữu, tôi tính vẫn cứ thiếu, nên không lấy”.

Vua miễn cưỡng: “Ngươi muốn bao nhiêu cứ lấy”. Người nông dân bước lên núi châu báu rồi trở xuống, không nhận. Nhà vua lấy làm lạ, không hiểu nổi. Lúc đó, người nông dân bình thản nói: “Bản ý tôi đến xin nhà vua để mưu cầu sự sống. Song, xét mạng con ngưòi sống chẳng bao lâu, muôn vật thường sáng còn tối mất, khó giữ lâu bền, ham muốn bao nhiêu luống công nhọc nhằn bấy nhiêu, chẳng bằng dứt bỏ tất cả".

Lời bàn:

Ðời người ngắn ngủi lắm, thoáng qua lẹ làng như bóng chớp. Sự giàu sang phú quý không thuộc về ta mãi mãi, thường vì nó mà ta phải lụy thân. Biết cách nói “không” là việc vô cùng khó. Chỉ những người tự do và có sức mạnh mới có thể thực sự nói “không”.

Nguồn: Biết nói "không"

Diệu Linh

https://dulich.petrotimes.vn/