Điều gì đã lấy đi hương vị Tết xưa?

04:19 | 23/01/2023

|
Vẫn là một chút háo hức, chờ đợi tết đến để được về nhà, sum vầy. Nhưng với nhiều người dường như hương vị tết xưa đang nhạt dần.
Tết Việt trong mắt người nước ngoài: Hào hứng và gợi nhớ thươngTết Việt trong mắt người nước ngoài: Hào hứng và gợi nhớ thương
Nhà cửa sạch sẽ là phong thủy tốt nhất để đón TếtNhà cửa sạch sẽ là phong thủy tốt nhất để đón Tết

Mặc quần áo mới, đốt pháo, dán câu đối Tết, làm bánh, đi chúc Tết, bao lì xì, sắm đồ Tết, treo đèn lồng,... tất cả đều là "hương vị Tết".

Nhưng không biết từ bao giờ, hương vị Tết đã nhạt đi rất nhiều. “Đang yên đang lành, tự dưng tết”. Câu nói mà ắt hẳn không vô tình hay cố ý bạn cũng có thể nghe được vào những ngày giáp tết này. Tết cổ truyền - một khởi đầu mới, một năm mới, cũng như là một nét văn hóa lâu đời liệu có đang dần trở nên "nhạt nhẽo"? Vậy điều gì đã lấy đi hương vị Tết xưa?

Không còn tiếng pháo

Tết xưa nhà nào cũng đốt pháo, từ đêm giao thừ đến ngày rằm tháng giêng âm lịch. Tiếng pháo nối tiếp nhau, ý thức lễ tràn ngập, cảm nhận trực tiếp nhất hương vị của năm mới trong tiếng pháo.

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của thời đại, vì vấn đề bảo vệ môi trường hay cân nhắc an toàn, các thành phố lớn nhỏ đều cấm đốt pháo.

Điều gì đã lấy đi hương vị Tết xưa?
Ảnh minh họa.

Cách đây vài ngày, một chủ đề có tên "Tại sao bạn không mong chờ năm mới nữa?" đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận trên mạng xã hội.

Một cư dân mạng giải thích lý do tại sao anh không còn mong chờ năm mới như hồi còn nhỏ: “Bây giờ năm mới không vui như ngày xưa nữa, với tôi đó chỉ là một lễ nghi. Ngoài ra, thành phố nghiêm cấm không được đốt pháo, không khí Tết giảm hẳn nên tôi từ một đứa trẻ mong Tết đến giờ đã trở thành một người lớn nghĩ về tết với một cảm giác rất bình thường”.

Mức sống vật chất cao

Trong thời đại khan hiếm vật chất, chúng ta mong chờ nhất là ngày Tết vì Tết mới được ăn ngon. Đợi chờ cả năm mới được thưởng thức nồi bánh chưng, bánh tét của bà. Khi sang nhà hàng xóm chúc Tết, trẻ con nhất định phải đút túi một nắm hạt dưa, bánh kẹo mang về.

Bây giờ đời sống ngày càng nâng cao, thịt cá nhiều, muốn mua gì cũng được, những món ngon chỉ có trong ngày Tết nay đã có thể ăn bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Lũ trẻ con ngày nay thậm chí còn chẳng thích ăn bánh tét, bánh chưng nữa vì có vô số món hấp dẫn ngon hơn nhiều. Nhiều gia đình chỉ mua một hai cái thắp hương bàn thờ cho có.

Điều gì đã lấy đi hương vị Tết xưa?
Ảnh minh họa.

Trước đây, đời sống vật chất vô cùng nghèo khổ, đến Tết mới được cải thiện thực phẩm, chỉ trong ngày Tết cả nhà mới được ăn thịt. Quần áo mới cũng chỉ có thể mặc trong ngày Tết, vì vậy Tết Nguyên Đán có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân ngày trước.

Ngày nay, đời sống vật chất vô cùng phong phú, ngày nào cũng được sống như ngày Tết, cả người lớn và trẻ nhỏ đều không có cảm giác mong chờ Tết đến.

Điện thoại di động, internet đã lấy đi hương vị Tết xưa

Tết Nguyên Đán là thời gian sum họp, quây quần bên chiếc TV hay bàn ăn, nói chuyện cười đùa, tán gẫu, tổng kết năm cũ, hướng đến những dự định năm mới.

Ngày nay, ý thức về nghi lễ sum vầy gia đình trong Tết Nguyên Đán đã giảm đi nhiều. Với sự tiến bộ của Internet và công nghệ, khoảng cách giữa con người ngày càng ngắn lại, nhưng khoảng cách giữa “trái tim và trái tim” cũng ngày càng xa. Bao ngày mong ngóng con cháu trở về để trò chuyện, tâm sự, hàn huyên câu chuyện thì chúng lại chỉ chăm chăm vào cái màn hình vô tri vô giác.

Điều gì đã lấy đi hương vị Tết xưa?
Ảnh minh họa.

Ngày còn bé, chúng ta háo hức dậy sớm để đi chúc Tết ông bà, họ hàng. Giờ đây, với sự ra đời của Internet và điện thoại di động, phong tục chúc Tết đến nhà vào ngày đầu năm mới cũng bị hủy bỏ. Chỉ cần một tin nhắn, một cuộc điện thoại nói "Chúc mừng năm mới", dán những lời chúc Tết đã được sao chép và gửi đi. Dù là lời chúc Tết nhưng không sao cảm nhận được hương vị Tết xưa.

Nhịp sống gấp gáp

Trước đây, với nhịp sống chậm, nhất là ở vùng nông thôn, Tết đến ai cũng gác lại công việc để chờ đón năm mới. Đây là thời điểm quan trọng nhất trong năm, dù có ngàn đô cũng không đổi được.

Nhưng giờ đây, nhịp sống ngày càng tăng tốc, kéo theo đủ thứ áp lực, đi làm thêm cũng là lẽ thường tình trong dịp Tết.

Giữa mạch sống sôi động của xã hội, con người ta tất bật với việc học, việc làm. Với những người trưởng thành, công việc, gia đình đã là một áp lực lớn với chính bản thân họ. Những con người ấy luôn đau đáu với bao nỗi lo "cơm - áo - gạo - tiền" của cuộc sống thường nhật, ngay cả với những người giàu có.

Điều gì đã lấy đi hương vị Tết xưa?
Ảnh minh họa.

Còn với những sinh viên không bài tập, không deadline, không thi kết thúc môn thì cũng hầu như đều đi làm thêm để tự chủ với cuộc sống cá nhân, phụ giúp thêm cho gia đình. Nhưng rồi, tết đến, điều ấy dường như làm "đảo lộn" cuộc sống của tất cả những người "đã và đang lớn". Tết đến, hàng đống việc đều phải gấp rút hoàn thành trước thời hạn, hàng đống tiền phải được chi tiêu, hàng đống mối lo cho một cái tết "no ấm" hiện ra, và hàng đống thứ nữa,...

Dịch bệnh Covid-19

Xưa nay, Tết Nguyên Đán là “tín hiệu” để về nhà sum họp, dù bạn ở đâu, dù xa đến đâu, miễn là đón Tết, hãy xách đồ và chạy về nhà. Trong lòng bạn chỉ có một suy nghĩ: sum họp gia đình và đón một cái Tết vui vẻ.

Hai năm trở lại đây, dịch bệnh khiến nhiều người không thể về nhà, chủ trương “Tết tại chỗ”, “ai ở chỗ nào ở yên chỗ đấy”, sum họp thường ngày trước đây nay dường như là một niềm hy vọng xa hoa, Hương vị Tết đã bị dịch bệnh đánh cắp.

Nguồn:Điều gì đã lấy đi hương vị Tết xưa?

Thùy Linh

giadinhonline.vn