Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020

03:10 | 27/09/2021

|
Sáng 16.10, tại huyện Ninh Phước và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, đồng bào Chăm theo đạo Balamon đã chính thức tổ chức Lễ hội Katê 2020 theo nghi lễ truyền thống.

Tại đền Pô Inư Nưga và các tháp Pô K'long Garai, tháp Pô Rô Mê. Ngay từ sáng sớm các vị chức sắc Chăm cùng đông đảo bà con người Chăm đã tổ chức lễ rước y trang của các vị thần linh về các khu vực đền tháp để làm nghi thức tắm tượng và mặc trang phục cho các vị thần.

Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Ông Lê Văn Bình - Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã phát biểu chúc mừng và tặng quà cho các vị Cả sư và chức sắc tại tháp Pô K;long Garai

Mặc dù thời tiết không được thuận lợi, nhưng cộng đồng Chăm và đông đảo khách du lịch vẫn kéo về rất đông về các khu vực làm lễ. Tại tháp Pô K'long Grai, đây là nơi thờ cúng vị vua được dân tộc Chăm suy tôn là “Thần Thủy lợi”. Trong không khí náo nức của lễ hội, ông Cả sư đã thay mặt cộng đồng bày tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn tổ tiên đã độ trì cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi gia đình được no cơm, ấm áo; cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm chăm lo đời sống đồng bào ngày càng khấm khá nên diện mạo các làng Chăm ngày càng đổi thay tươi đẹp hơn…

Về tham dự buổi lễ, ông Lê Văn Bình - Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã phát biểu chúc mừng và tặng quà cho các vị Cả sư và chức sắc tại tháp. Sau các nghi lễ cúng mở cửa, tắm và thay y phục cho tượng thần, các gia đình Chăm sắp xếp đồ cúng lễ quanh tháp tạ ơn và cầu mong quốc thái dân an, gia đình mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt... Càng về trưa, rất đông các chàng trai, cô gái Chăm trong trang phục truyền thống đầy màu sắc cùng du khách thập phương kéo lên tháp tham gia múa hát mừng lễ hội trong tiếng trống Ghi Năng, tiếng kèn Saranai rộn ràng.

Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Ông Phạm Văn Binh - Bí thư huyện ủy huyện Ninh Phước, chúc mừng lễ hội Ka Tê của đồng bào Chăm tại đền Pô Inư Gar Hữu Đức, Ninh Phước.

Ông Lê Văn Nghĩa - một du khách đến từ TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Mặc dù thời tiết bị ảnh hưởng bởi mưa bão, nhưng khi biết đây là lễ hội của đồng bào Chăm, có nhiều nghi thức cổ truyền từ thời xưa còn được gìn giữ. Tôi và mấy anh em nhiếp ảnh ra đây từ 2 ngày trước, hôm qua dự khai hội trên Hữu Đức, sáng nay lên tháp Po K'long Garai. Cũng phải nói là lễ hội thật độc đáo nhiều màu sắc đậm đà bản sắc của người Chăm. Đi đâu cũng thấy rộn ràng các bài dân ca, tiếng trống tiếng hát thiệt lôi cuốn lòng người. Tôi cũng đã đi dự rất nhiều các lễ hội của các dân tộc, nhưng chưa thấy ở đâu mà không gian lễ hội lại trải khắp từ các đền tháp tới thôn xóm vào từng gia đình như ở đây..."

“ Pô K’long Garai là ngôi Tháp cổ có từ cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV. Nơi đây hằng năm thường tổ chức lễ hội Ka Tê. Đây là lễ hội đặc sắc nhất của đồng bào Chăm theo đạo Balamon để tưởng nhớ các vị thần, ông bà, tổ tiên với lòng thành kính cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trong dịp này không chỉ đồng bào từ các làng Chăm mà còn có rất đông du khách địa phương và các nơi tới thăm viếng. Ka Tê năm nào cũng vậy, chính quyền các cấp, nhất là ngành văn hóa đều quan tâm tới đời sống văn hóa của người dân, công tác tổ chức được làm chu đáo và trang trọng. Ban quản lý di tích chúng tôi đã phối hợp vớu các đơn vị, chính quyền địa phương huy động tất cả nguồn lực, bảo đảm vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phòng chống dịch. Trong 3 ngày lễ hội di tích Tháp đều không tổ chức thu phí tạo điều kiện tốt nhát cho bà con dân tộc Chăm và du khách tới làm lễ và thăm viếng là.”, ông Lê Văn Linh - Giám đốc khu di tích tháp Pô K'long Grai cho biết.

Lễ hội Ka Tê diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 15 đến ngày 17-10. Ngày đầu tiên diễn ra lễ rước y trang Pô Inư Nưgar và tổ chức khai hội hát múa của hơn 300 người tại làng Chăm Hữu Đức, thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước. Ngày thứ hai, lễ hội Ka Tê được chính thức diễn ra các đền tháp Pô K'long Garai, Pô Rô mê và đền Pô Inư Nưgar. Sau đó là lễ cúng tại các làng, tộc họ và gia đình. Lễ hội Ka Tê năm nay tại các làng Chăm, tất cả nhà ở của đồng bào đều treo cờ Tổ quốc đỏ rực; đường giao thông liên thôn, liên xã đều sạch đẹp; đâu đâu cũng thấy treo băng rôn, khẩu hiệu chào mừng lễ hội. Tại các làng đều tổ chức văn nghệ, chiếu phim, tổ chức các hoạt động thể thao, thi trình diễn trang phục Chăm... tạo nên một không khí vui tươi rộn ràng.

Lễ hội Ka Tê của đồng bào Chăm, là tấm gương phản chiếu sinh hoạt văn hóa của người dân bản địa, khi tới đây mọi người sẽ được như cảm nhận được sự hội tụ những tinh hoa, giá trị của một nền văn hóa Chăm Pa lâu đời, để cùng hòa với nền văn hóa của các dân tộc anh em, góp phần làm cho các giá trị văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam thêm phong phú.

Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020
Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận - rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020

Nguồn: Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận – rộn ràng lễ hội Ka Tê 2020

Phong Vũ

dulich.petrotimes.vn