Kết quả thực tế trong công tác cổ phần hóa của các doanh nghiệp

10:52 | 17/11/2021

|
Sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp đều có kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn so với trước khi cổ phần hóa.
Kết quả thực tế trong công tác cổ phần hóa của các doanh nghiệp
Ảnh minh họa

Có thể nói, mặt được lớn nhất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa là sự chủ động, bởi mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty đều do Đại hội cổ đông quyết định và Hội đồng Quản trị, Giám đốc Công ty điều hành theo quyết định này, từ việc huy động nguồn vốn, đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất đến việc bổ nhiệm các chức danh quản lý điều hành tại đơn vị. Vì vậy, sau cổ phần hoá, các doanh nghiệp đều có kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn so với trước khi cổ phần hóa.

Tuy nhiên, để đảm bảo được tính hiệu quả thực tế của công tác cổ phần hóa, thì một số bất cập về cơ chế, chính sách phải được giải quyết như sau:

1. Mặc dù được các ngân hàng tin tưởng về cơ sở tài chính, thậm chí doanh nghiệp có uy tín sau cổ phần hóa đã được ngân hàng cho vay với định mức cao hơn, nhưng không ít doanh nghiệp vẫn buộc phải thế chấp số tài sản lớn hơn trước khi cổ phần mới được ngân hàng cho vay vốn. Chuyện vốn vẫn là khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp vì vậy nhiều doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn huy động để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Việc thực hiện chế độ lương, bảo hiểm cho người lao động; việc xếp hạng doanh nghiệp; hoạt động của tổ chức Đảng… vẫn chưa được thể chế hóa cụ thể, dẫn đến nhiều chồng chéo trong quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Rõ ràng, các quy định cụ thể về quản lý cũng như quan hệ giữa Công ty cổ phần có vốn Nhà nước với các tổ chức, đoàn thể cần được thể chế hóa kịp thời; vì điều này vừa giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vừa là điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa.

[Trích Lịch sử ngành Dầu khí, tập III, phần thứ tư, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2006-2010].

Nguồn: Kết quả thực tế trong công tác cổ phần hóa của các doanh nghiệp

Ngọc Hà

kintexaydung.petroitmes.vn