Những thành quả của thời kỳ Tổng cục Dầu khí Việt Nam

03:05 | 18/10/2021

|
Tổng cục Dầu khí Việt Nam ra đời và hoạt động trong một thời gian không dài, nhưng nó gắn liền với những sự kiện lịch
Những thành quả của thời kỳ Tổng cục Dầu khí Việt Nam
Trụ sở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ngày nay/Ảnh minh họa

Tóm lược một số thành quả của thời kỳ này:

1. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc thì ngành Dầu khí Việt Nam cũng chính thức trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật, đánh dấu bằng Nghị quyết số 244 - NQ/TW ngày 09/08/1975 của Bộ Chính trị. Ngày 03/09/1975 Nghị định số 170/CP của Chính phủ thành lập Tổng cục Dầu khí Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí đầu tiên, đồng thời cũng chỉ đạo hoạt động dầu khí trong cả nước. Chính phủ cũng sớm quyết định thành lập Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (ngày 09/09/1977).

Đây là những quyết định sáng suốt, đúng thời cơ với một quyết tâm và những quyết sách mạnh, huy động nhiều nguồn lực trong cả nước và hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.

2. Đặc thù của ngành Dầu khí (rủi ro cao, vốn lớn, công nghệ tiên tiến, quan hệ chặt chẽ với địa chính trị, chủ quyền…) đòi hỏi phải giải bài toán quan hệ giữa tự lực và hợp tác; hình thức tự lực và hợp tác và nhất là chọn đối tác...

3. Trong lĩnh vực dầu khí, hợp tác quốc tế như là một quy luật tất yếu, nhất là đối với các nước đang phát triển. Chọn đối tác truyền thống là Liên Xô cũng như một số nước xã hội chủ nghĩa khác là dễ hiểu và đúng đắn. Vào năm 1976 - 1977, Liên Xô cũng rất thẳng thắn cho Việt Nam biết Liên xô còn ít kinh nghiệm thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa...

4. Nhiều người đã đánh giá rằng thế kỷ XX mang đậm nét của dầu khí (cạnh tranh, chiến tranh, khủng hoảng…). Dầu khí Việt Nam ở mức độ nào đó cũng gắn chặt với những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách đối nội cũng như đối ngoại của cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước. Có lẽ không có ngành kinh tế - kỹ thuật nào mà làm ăn với nước ngoài lại phụ thuộc chặt chẽ vào đường lối...

5. Mô hình Tổng cục Dầu khí thể hiện cơ quan quản lý nhà nước tổ chức theo kiểu “Bộ”, cũng có các Cục, Vụ, Văn phòng…, khác với các ngành đã hình thành sớm và đã có sản phẩm (điện, bưu chính viễn thông…), ngành Dầu khí hoàn toàn mới mẻ và đang trong thời kỳ tìm kiếm, thăm dò, do đó tổ chức bộ máy Tổng cục cũng thay đổi khá nhiều, Tuy nhiên, trên cơ sở đề nghị của Tổng cục Dầu khí, Chính phủ đã sớm quyết định thành lập Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam - Petrovietnam (cho dù mới chỉ có danh, chưa có “thực” nhiều), với biểu tượng của Công ty (sau này là Logo của Petrovietnam) cũng sớm được xác lập để “danh chính ngôn thuận” ký kết hợp đồng với các công ty dầu khí nước ngoài, song nó chính là “mầm mống” để sau này trở thành Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil and Gas Corporation), mau chóng hội nhập với cộng đồng dầu khí thế giới...

6. Trong quá trình đàm phán với các công ty dầu khí thế giới, Tổng cục Dầu khí đã giúp Chính phủ nắm bắt được bản chất của các hình thức hợp tác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trên thế giới, trong đó là các dạng hợp đồng dầu khí và quyết định chọn dạng hợp đồng “chia sản phẩm/dịch vụ” là phù hợp với Việt Nam...

7. Có thể nhiều người đã nghĩ rằng ngành Dầu khí Việt Nam “luôn luôn thẳng tiến”! vì chỉ có việc lấy dầu khí từ lòng đất, chẳng khác gì nhiều “múc nước từ giếng”! Nhưng trong “đoạn trường 15 năm ấy” đã có bao nhiêu bước thăng trầm...

8. Ngày 19/04/1981, mỏ khí condensat Tiền Hải C, Thái Bình được khai thác thử. Tuy sản lượng khí và condensat còn khiêm tốn, nhưng đó là sự kiện quan trọng, mở đầu cho lĩnh vực khai thác và sử dụng khí sau này. Năm năm sau, ngày 26/06/1986, mỏ Bạch Hổ cho tấn dầu thô đầu tiên từ thềm lục địa Việt Nam. Việt Nam bước vào danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới...

9. Tổng cục Dầu khí đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ và đào tạo. Đây là thời kỳ có hai chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước về dầu khí, không kể các đề tài nghiên cứu cấp ngành, đồng thời mở đầu cho hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo. Chính trong giai đoạn lịch sử này, tiềm năng nghiên cứu khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực dầu khí được tăng cường, được đào tạo và tái đào tạo trong và ngoài nước, tiếp cận công nghệ, kỹ thuật cả phương Đông và phương Tây để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ “hậu Tổng cục Dầu khí”...

Trong 15 năm tồn tại, bên cạnh các kết quả đã đạt được, cho dù đôi lúc còn lúng túng, va vấp, tuy nhiên, Tổng cục Dầu khí Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, đã định hình những lĩnh vực chủ chốt của ngành công nghiệp dầu khí, đã chuẩn bị nền tảng cho một tổ chức mới - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, để bắt đầu một thời kỳ mới trong lịch sử dầu khí Việt Nam.

Nguồn: Những thành quả của thời kỳ Tổng cục Dầu khí Việt Nam

Ngọc Hà

kinhtexaydung.petrotimes.vn