Tin ngân hàng ngày 7/12: Sacombank sẽ bán 32,5% cổ phần tại VAMC cho nước ngoài?

14:19 | 07/12/2022

|
TPBank đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam; Nới room tín dụng tốt cho cả ngân hàng và doanh nghiệp; HD SaiSon ưu đãi lãi suất vay qua app cho công nhân… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tin ngân hàng ngày 6/12: Nới room tín dụng thêm 1,5-2%Tin ngân hàng ngày 6/12: Nới room tín dụng thêm 1,5-2%
Tin ngân hàng ngày 5/12: Vietcombank rao bán đấu giá nhiều bất động sản và thiết bị máy mócTin ngân hàng ngày 5/12: Vietcombank rao bán đấu giá nhiều bất động sản và thiết bị máy móc

Năm 2023, Sacombank sẽ bán 32,5% cổ phần tại VAMC cho nước ngoài?

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có kế hoạch bán đấu giá 32,5% cổ phần của ngân hàng cho đối tác nước ngoài và xử lý khoản nợ được đảm bảo bằng Khu công nghiệp Phong Phú để tất toán toàn bộ nợ xấu tại VAMC.

Tin ngân hàng ngày 7/12: Sacombank sẽ bán 32,5% cổ phần tại VAMC cho nước ngoài?
Năm 2023, Sacombank sẽ bán 32,5% cổ phần tại VAMC cho nước ngoài/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Cụ thể, Sacombank bán đấu giá 32,5% cổ phần đang được VAMC quản lý, ban lãnh đạo ngân hàng cho biết giá bán phải từ 32.000 - 34.000 đồng/cổ phiếu mới có thể xử lý toàn bộ VAMC và đấu giá 18 khoảng nợ được đảm bảo bằng Khu công nghiệp Phong Phú, dư nợ gốc và lãi là khoảng 16.000 tỷ đồng.

Số cổ phần đấu giá nói trên dự kiến sẽ được rao bán cho đối tác nước ngoài trong năm 2023. Giá trị khoản nợ này là khoảng 10.000 tỷ đồng tương ứng mức giá chào bán là khoảng 18.000 - 19.000 đồng/cổ phiếu.

Với 18 khoản nợ được đảm bảo bằng Khu công nghiệp Phong Phú, sau nhiều lần đấu giá không thành công, Sacombank đã phải giảm giá khởi điểm của khoản nợ đấu giá xuống còn khoảng 8.640 tỷ đồng, tương đương 53% tổng dư nợ. Nhóm phân tích KBSV kỳ vọng ngân hàng có thể thu hồi được ít nhất 5.134 tỷ đồng dư nợ gốc vào cuối năm nay.

Trước đó, năm 2015, bảng cân đối của Sacombank xuất hiện một khoản nợ xấu tương đối lớn từ việc sát nhập Ngân hàng Phương Nam. Số dư nợ xấu tăng gấp 7 lần cùng kỳ, đạt 10.778 tỷ đồng, bên cạnh đó còn khoảng 34 nghìn tỷ đồng nợ cần xử lý (được để trong nhóm 1). Ngân hàng đã bán khoảng 43.000 tỷ đồng cho VAMC và giữ lại một phần nợ xấu để xử lý.

Trong 9 tháng 2022, Sacombank đã hoàn thành việc trích lập dự phòng và được loại bỏ toàn bộ nợ xấu theo Đề án ra khỏi bảng cân đối. Các khoản nợ này sẽ tiếp tục được xử lý ngoại bảng và được kỳ vọng có những khoản hoàn nhập dự phòng.

Trong báo cáo cập nhật mới phát hành của KBSV cũng cho biết Sacombank đang rất gần mục tiêu xử lý toàn bộ nợ xấu tại VAMC.

Bên cạnh đó, khoảng 5.000 tỷ đồng dự phòng trái phiếu VAMC cũng đã được trích lập nâng tỷ lệ bao phủ dự phòng VAMC từ 26% cuối 2021 lên mức 50% vào cuối quý 3/2022.

Tuy nhiên, KBSV cũng không loại trừ khả năng bán đấu giá tài sản không khả quan dẫn đến việc Sacombank tiếp tục đẩy mạnh trích lập dự phòng VAMC trong năm 2023 từ nguồn thu từ lãi đã được cải thiện. Khi đó tăng trưởng lợi nhuận sẽ vượt trội hơn cho năm 2024.

TPBank đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam

TPBank là một trong ba ngân hàng đạt “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” tại Diễn đàn quốc gia thường niên Văn hóa với Doanh nghiệp lần thứ hai.

Diễn đàn quốc gia "Văn hóa với doanh nghiệp" nhằm lan tỏa sâu rộng cuộc vận động "Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ phát động. Là đơn vị được vinh danh tại sự kiện, TPBank đáp ứng nhiều nhóm tiêu chí đánh giá từ ban tổ chức gồm lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững; xây dựng và thực thi văn hóa doanh nghiệp; thượng tôn pháp luật; đạo đức kinh doanh; trách nhiệm xã hội.

Hơn một thập kỷ hoạt động, TPBank không ngừng đề cao tính minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững, mang lại lợi ích cho các cổ đông. Nhà băng này đặt tầm nhìn dẫn đầu ngành ngân hàng với các sản phẩm dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến.

Hiện, TPBank được Moody’s xếp hạng tín nhiệm mức Ba3, triển vọng ổn định, góp mặt trong top 4 ngân hàng thương mại tư nhân uy tín theo xếp hạng của Vietnam Report, Top 50 công ty niêm yết tốt nhất thị trường theo Forbes, Top 30 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất.

"Kể từ khi thành lập, TPBank luôn theo đuổi 5 giá trị cốt lõi liêm chính - sáng tạo - cầu tiến - hợp lực - bền bỉ nhằm xây dựng thương hiệu, xứng đáng với sự tin tưởng của khách hàng, các cổ đông và là điều kiện cần để TPBank đạt được các mục tiêu chiến lược hiện tại và tương lai", đại diện TPBank chia sẻ.

Trước đó, năm 2021, năm đầu tiên tổ chức giải thưởng "Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam", TPBank cũng được xướng tên trong danh sách các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng hưởng ứng tích cực cuộc vận động xây dựng văn hóa kinh doanh.

Nới room tín dụng tốt cho cả ngân hàng và doanh nghiệp

Trước tình hình tác động từ bên ngoài dịu bớt, thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hơn. Ngày 05/12/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1.5-2% cho toàn hệ thống các TCTD.

Nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho các TCTD theo hướng, các TCTD có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.

Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ…, các động lực tăng trưởng theo đúng chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo chuyên gia kinh tế PGS. TS Đinh Trọng Thịnh nhận định, trước hết, thời gian từ nay đến cuối năm chỉ còn chưa đầy 1 tháng và cũng là thời gian chạy nước rút của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, họ cần tiền để thanh toán các khoản mua bán nguyên vật liệu, trả lương nhân công để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong dịp Noel và Tết.

Vì thế, việc NHNN nới room tín dụng đồng loạt 1.5-2% sẽ góp phần tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tăng khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế, từ đó tạo cho các doanh nghiệp có cơ hội tích trữ hàng hóa cũng như đáp ứng yêu cầu về vốn trong giai đoạn từ nay đến cuối năm.

Trên thực tế, NHNN nới room sẽ giúp các ngân hàng thương mại dễ chịu hơn vì nhiều ngân hàng đã hết room tín dụng từ lâu. Và bây giờ khi nới room tín dụng đồng loạt như thế, có nghĩa là các ngân hàng đều có thể cho vay ra thêm một số nữa so với thời gian trước đây. Việc này tốt cho các ngân hàng và cũng có thể giữ được quan hệ với khách hàng cũng như có vốn để cho vay ra.

Đối với doanh nghiệp, rõ ràng việc có tiền để kinh doanh từ nay đến cuối năm là điều mà doanh nghiệp nào cũng muốn. Tất nhiên, để được vay thì doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được các điều kiện mà ngân hàng thương mại quy định từ trước đến nay. “Không có ngân hàng nào dám cho vay vượt ra khỏi điều kiện đó cả”, ông Thịnh khẳng định.

HD SaiSon ưu đãi lãi suất vay qua app cho công nhân

Chương trình nằm trong gói vay 10.000 tỷ đồng HDBank và HD SaiSon. Theo đó, HD SaiSon sẽ hỗ trợ tài chính cho người lao động, công nhân làm việc tại khu công nghiệp, chế xuất thông qua hình thức cho vay qua ứng dụng và mở thẻ tín dụng. Với nhiều tiện ích như vay qua app, giải ngân nhanh, kỳ hạn vay lên tới 24 tháng, lãi suất vay ưu đãi cực thấp... đây là cơ hội cho người lao động thu nhập thấp sở hữu xe máy, đồ dùng gia đình, điện máy, vé máy bay, vay tiền mặt...

Tin ngân hàng ngày 7/12: Sacombank sẽ bán 32,5% cổ phần tại VAMC cho nước ngoài?
HD SaiSon ưu đãi lãi suất vay qua app cho công nhân/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Từ khi triển khai chương trình đến nay đã có hơn 1 triệu công nhân, người lao động tại 9 tỉnh thành gồm Đồng Nai, Nghệ An, Bình Dương, Long An, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Ninh Bình được tiếp cận nguồn vốn vay 10.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất từ HDBank và HD SaiSon.

Triển khai từ tháng 10/2022, theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, HDBank và HD SaiSon đã xúc tiến gói vay 10.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, ưu tiên cho người lao động và công nhân trong các khu công nghiệp, nhà máy trên cả nước. Chương trình nhằm đẩy lùi tín dụng đen, giúp công nhân, người lao động cải thiện cuộc sống và tiện nghi sinh hoạt, an tâm làm việc. Gói vay sẽ được giải ngân qua các sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và thẻ tín dụng.

Nỗ lực mở rộng sản phẩm vay hướng đến đúng nhu cầu của khách hàng, các gói vay được thiết kế linh hoạt của HD SaiSon kỳ vọng trở thành giải pháp tài chính ưu việt, giúp giải quyết nhanh chóng nhu cầu vay của hàng triệu gia đình, đặc biệt là người dân có thu nhập thấp và trung bình

Sở hữu mạng lưới dịch vụ rộng lớn, HD SaiSon đã đáp ứng nhu cầu tín dụng của hơn 10 triệu khách hàng tại hơn 24.000 điểm giới thiệu dịch vụ là các cửa hàng xe máy, ôtô, điện máy, điện thoại, nội thất, công ty du lịch, trung tâm dạy học, thẩm mỹ, nha khoa, tiệc cưới... trên toàn quốc.

Nguồn:Tin ngân hàng ngày 7/12: Sacombank sẽ bán 32,5% cổ phần tại VAMC cho nước ngoài?

Huy Tùng

petrotimes.vn