Bún chả Hà Nội – món ngon mãi nhớ
Bún chả cá Quy Nhơn - đặc sản vạn người mê ở Bình Định |
Món ngon ở Nam Định và Việt Trì cho CĐV SEA Games |
Ảnh minh họa |
Tôi có thói quen ngắm nhìn người bán hàng tất bật chuẩn bị cho từng suất bún chả. Khi có khách gọi, người bán lấy cái mẹt con, trải mảnh lá chuối xanh sẫm lên trên rồi bắt đầu thoăn thoắt bày hàng. Chỉ một loáng, mẹt bún thật đẹp mắt đã được đưa tới trước mặt khách. Đĩa bún trắng muốt, nuột nà đặt cạnh bát nước chấm nổi vị chua ngọt loáng thoáng những miếng đu đủ, cà rốt được tỉa hoa và điểm xuyết vài lát ớt đỏ tươi phía trên. Thêm một nắm rau sống trộn rối được bày bên cạnh. Rau sống để ăn với món bún chả không cầu kỳ, chỉ vài cánh rau xà lách, một ít rau thơm, rau mùi xanh nõn nổi bật bên cạnh những lá tía tô tím đỏ.
Chả mấy chốc, người bán hàng đã mang những gắp chả còn nóng hổi, cháy xèo xèo, thơm lừng vào tận bàn, gạt vào bát nước chấm. Lúc này, mỡ của chả hòa với nước chấm khiến bát nước chấm mang một sắc thái mới, mời gọi vị giác người ăn.
Chả thường có 2 loại: Chả miếng và chả băm. Chả miếng được làm từ thịt ba chỉ, thái mỏng, to bản, chả băm làm từ thịt nạc vai xay nhỏ. Cả hai thứ chả đều được ướp với hành khô, sả xay nhỏ lọc lấy nước, gia vị, mì chính, bột năng, nước hàng... Có một bí quyết của người Hà Nội đó là trước khi quạt chả mọi người thường rưới nước cốt chanh vào thịt để miếng chả được mềm mại, trăm miếng như một.
Ngoài 2 loại chả thông thường, còn có một loại nữa là chả nướng que tre. Món này độc đáo ở chỗ, sau khi thịt đã được xay và tẩm ướp, từng miếng chả sẽ được gói trong lá xương sông, kẹp vào que tre và nướng trên than hoa. Que tre để nướng chả thường được chẻ nhỏ, ngâm nước 2 ngày cho đỡ mùi và chỉ được dùng 1 lần rồi bỏ. Miếng chả nướng bằng que tre khi ăn sẽ có hương thơm dịu của tre tươi hòa cùng với lá xương sông, khiến thực khách “ăn một lại muốn ăn hai”.
Nói đến bún chả mà không nhắc tới nước chấm là một thiếu sót lớn. Có lẽ, sự hấp dẫn khiến thực khách khó quên chính là hương vị hài hòa của nước chấm. Để ăn món bún chả, nước chấm thường được pha với tỏi, ớt, đường, nước mắm, một chút nước cốt chanh và điểm xuyết những bông hoa dưa góp nhiều màu. Một bí quyết nho nhỏ khiến bát nước chấm đẹp mắt và “nổi vị”, đó là, sau khi pha xong, bạn nên đun nước chấm ấm lên một chút để ớt, tỏi bằm nhuyễn nổi lên trên bề mặt nước chấm, khi đó mới cho dưa góp vào.
Món bún chả Hà Nội với hương vị thơm ngon, đậm đà tròn vị bởi sự hòa quyện của chua, cay, mặn, ngọt đã để lại ấn tượng đặc biệt với nhiều thực khách trong nước và quốc tế. Phải chăng, chính cái sự hài hòa, tỷ mỉ trong từng chi tiết đã làm nên nét độc đáo của bún chả Hà Nội mà ai đi xa cũng nhớ.
Nguồn: Bún chả Hà Nội – món ngon mãi nhớ
Tường Vy
laodongthudo.vn
- Tưng bừng Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024
- Vịnh Hạ Long tròn 30 năm là Di sản thiên nhiên thế giới
- Nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa tại lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc
- Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại Yên Bái
- Đến Long An, thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị miền Tây
- 16 tỉnh, thành phố sẽ tham gia ngày hội Văn hoá các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Giám đốc điều hành MIS Hoàng Văn Lược: "Làm sao để các em giống như những chiếc la bàn vạn năng"
-
Cuộc đua thương mại điện tử sẽ ngày càng khốc liệt
-
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
-
Đo lường và đánh giá quan hệ xã hội: Bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển bền vững
-
Bản tin Năng lượng xanh: Qcells cho biết đột phá công nghệ có thể giảm không gian cần thiết cho các tấm pin mặt trời
-
Tử vi ngày 20/12/2024: Tuổi Thìn biểu hiện xuất sắc, tuổi Ngọ tinh thần nhiệt huyết
-
Manulife tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 3.000 người dân TP.HCM
-
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI
-
Kinh tế Việt Nam 2025: Sẵn sàng cho kỷ nguyên mới