Cà Mau: Tạo động lực phát triển đô thị ven biển - Bài cuối: Hướng tới phát triển “xanh”
Với lợi thế bờ biển dài, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hoá đặc sắc…, loại hình đô thị du lịch nghỉ mát, sinh thái và cả tâm linh là phù hợp và đặc trưng trong hệ thống đô thị biển của tỉnh.
Tập trung phát triển hạ tầng
Bên cạnh mũi nhọn là kinh tế biển trong nhiều năm qua, Sông Ðốc còn được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan cùng nhiều di tích văn hoá, lịch sử, đảo gần bờ và các lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống… để phát triển du lịch sinh thái ven biển. Trong chuyến làm việc mới đây tại huyện Trần Văn Thời, ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhận định, việc phát huy tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển tại cửa Sông Đốc và khu vực thị trấn Sông Đốc hiện nay còn chậm. Chậm trong quy hoạch, chậm trong bố trí, sắp xếp hạ tầng để Sông Đốc trở thành địa phương trọng điểm về kinh tế biển của tỉnh.
Để phát huy tiềm năng của khu vực Sông Đốc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh đã tập trung triển khai nhiều dự án trọng điểm có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy đô thị ven biển phát triển. Cụ thể, tuyến đường bờ Nam Sông Đốc nối đến Quốc lộ 1 đã đưa vào khai thác, tuyến đường trục Đông - Tây hiện đang được triển khai đầu tư, khi hoàn thành sẽ nối liền cửa biển Sông Đốc đến cửa biển Gành Hào, đang triển khai cầu qua sông Ông Đốc với tổng mức đầu tư hơn 640 tỷ đồng… Ngoài ra, tại Sông Đốc đã và đang hình thành khu công nghiệp bờ Bắc với quy mô tương đương 50 ha và bờ Nam cũng đang thực hiện các thủ tục cần thiết để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp… Đây là những dự án rất quan trọng để đô thị Sông Đốc phát triển mạnh trong thời gian tới.
Nhiều dự án trọng điểm về kinh tế, hạ tầng được triển khai thực hiện, thúc đẩy đô thị Sông Đốc phát triển mạnh trong tương lai. Ảnh: DUY KHẢI |
Với mong muốn đưa thị trấn Sông Đốc trở thành đô thị ven biển phát triển nhanh, bền vững, đúng quy hoạch, thật sự trở thành đô thị động lực của tỉnh, ông Hồ Song Toàn, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, kiến nghị, các sở, ngành chuyên môn sớm hoàn thành quy hoạch chung đô thị Sông Đốc làm cơ sở để địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chỉnh trang đô thị. Đồng thời, tiếp tục bổ sung danh mục đầu tư, cũng như triển khai một số dự án trọng điểm để nâng cấp đô thị Sông Đốc. Cụ thể như: đường giao thông kết hợp với kè hai bên bờ sông Ông Đốc; xây dựng 2 nhà máy xử lý nước thải đô thị; khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển bờ Bắc Sông Đốc, khu du lịch tâm linh; cảng tổng hợp; cảng biển Sông Đốc… sớm đưa Sông Đốc trở thành thị xã.
Để tiến tới đạt tiêu chuẩn đô thị văn minh, thị trấn Rạch Gốc cũng như Cái Đôi Vàm đang triển khai nhiều dự án quan trọng để chỉnh trang, nâng cấp đô thị. Ông Trần Quốc Yên, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm, chia sẻ, hiện nay hạ tầng trong khu vực thị trấn khá cơ bản, hầu như tất cả các tuyến dân cư đã có lộ bê-tông đảm bảo việc lưu thông và có 70% tuyến đường trong nội ô thị trấn có thể đi lại bằng xe ô-tô. Tuy nhiên, để thị trấn Cái Đôi Vàm phát triển nhanh và bền vững, cần tiếp tục được đầu tư hạ tầng giao thông, trường học, nhất là tuyến đường trên trục đê biển Tây để kết nối với các đô thị ven biển khác, tạo sự liên hoàn, thúc đẩy kinh tế biển phát triển.
Tại khu vực thị trấn Rạch Gốc, các công trình công cộng, công trình về hành chính, văn hoá - xã hội và hạ tầng đô thị trên địa bàn trung tâm thị trấn cũng đang được triển khai và mời gọi đầu tư, nhất là việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông; hệ thống điện chiếu sáng... Nhiều tuyến đường trong khu vực thị trấn đã được nâng cấp, mở rộng tạo diện mạo đô thị Rạch Gốc.
Sự chung sức, đồng lòng từ dân
Ngoài đầu tư của Nhà nước, để đạt và nâng chất đô thị văn minh đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của người dân. Ông Trần Quốc Yên, chia sẻ: "Chúng tôi đang tập trung giúp người dân phát triển kinh tế, nhất là 2 lĩnh vực mũi nhọn của thị trấn là khai thác và nuôi thuỷ sản. Theo đó, thị trấn đang tập trung hướng dẫn người dân về khoa học kỹ thuật, lịch mùa vụ, quy trình nuôi... Hướng người dân chuyển đổi để tiến tới nghề khai thác bền vững, ít tác động đến nguồn lợi thuỷ sản. Kinh tế người dân phát triển thì việc nâng chất đô thị sẽ thuận tiện hơn”.
Thị trấn Sông Đốc thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư |
Để tiếp tục nâng cấp và chỉnh trang đô thị, ông Huỳnh Thanh Đảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, cho rằng, sẽ thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch và trật tự xây dựng. Thị trấn sẽ tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân, hộ gia đình xây dựng, nâng cấp nhà cửa đảm bảo đúng quy định để góp phần chỉnh trang, làm đẹp kiến trúc đô thị. Tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư các dự án thương mại dịch vụ, nhà ở, triển khai các khu tái định cư để sắp xếp ổn định dân cư đối với các hộ khó khăn về đất ở, nhà ở. Tập trung quản lý trật tự xây dựng về chỉ giới, lộ giới; tiếp tục duy trì và cương quyết xử lý để không có mái che lấn chiếm hành lang, vỉa hè.
Để đạt mục tiêu đến năm 2045 đưa tỉnh Cà Mau trở thành một trong những tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển của khu vực ĐBSCL, đạt các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; các ngành nghề kinh tế biển phát triển theo hướng hiện đại, tăng trưởng xanh… trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn rất nhiều việc cần được triển khai, thực hiện. Trong đó, việc đầu tư hình thành hệ thống giao thông liên hoàn từ Đông sang Tây và kết nối với đường ven biển của các tỉnh lân cận, sẽ là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại đô thị ven biển nói riêng và của tỉnh Cà Mau nói chung.
Nói về phát triển đô thị Sông Đốc, ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo, ngoài quy hoạch phát triển đô thị Sông Đốc trong tương lai, cần có chương trình phát triển đô thị với kế hoạch chi tiết, hạ tầng đô thị. Cụ thể, năm nào làm cái gì? Ai làm? Nguồn lực ra sao? Phải làm từng bước, từng bước một. Quy hoạch phải tạo ra được cú hích từ việc làm tốt về hạ tầng, phát triển các dịch vụ... để Sông Đốc phát triển xứng tầm với tiềm năng, phải là điểm nhấn kinh tế biển của toàn tỉnh. |
Nguồn: Tạo động lực phát triển đô thị ven biển - Bài cuối: Hướng tới phát triển “xanh”
Nguyễn Phú
baocamau.com.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027