Cách viết sớ đi lễ đơn giản và đầy đủ nhất

01:31 | 18/01/2021

|
Bạn muốn đi lễ chùa để cầu mong đường công danh, tài lộc. Bạn băn khoăn không biết cách viết sớ đi lễ như thế nào? Hãy cùng Kênh hot tìm hiểu cách viết sớ đi lễ trong bài này nhé.

>>> Tất tần tật thông tin về ông công ông táo là người Việt ai cũng cần biết

>>> Cúng Ông Công ông Táo ở đâu? Đồ cúng Ông Công Ông Táo gồm những gì?

Đi lễ đền chùa nên ăn mặc thế nào

Đến những nơi tôn nghiêm như đền chùa, chúng ta cần phải ăn mặc sao cho đúng thuần phong mỹ tục. Một số gợi ý lựa chọn trang phục phù hợp khi đi lễ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Chọn màu sắc nhã nhặn

Nhiều người thường lựa chọn những trang phục màu trầm để đến những nơi tôn nghiêm, thậm chí rất nhiều cá nhân còn đầu tư bộ đồ ám lam Phật tử. Trang phục này vừa làm tăng nét dịu dàng lại tạo sự tôn nghiêm ở những nơi linh thiêng.

Cách viết sớ đi lễ đơn giản và đầy đủ nhất

Mặc áo có cổ

Khi đi đền chùa, không nên mặc áo trễ cổ, thay vào đó hãy chọn những chiếc áo sơ mi hay áo phông cổ bẻ thanh thoát. Ngoài ra, nếu đi chùa dịp lễ Tết, bạn cũng có thể mặc một bộ áo dài truyền thống vừa gọn gàng lại thêm phần tinh tế.

Không mặc quần lửng, mặc váy đi chùa

Đi lễ chùa mặc gì? Có nên mặc quần lửng, đi đền chùa có được mặc váy không? Những loại quần áo hở hang như váy, áo khoét cổ sâu, quần lửng,....đều là những đồ tối kỵ khi đi lễ đền chùa vừa mất mỹ quan vừa gây thiếu tôn kính với nơi thờ Phật.

Không mặc quần tất lưới

Đi đền chùa nên mặc đồ gì? Không nên mặc các loại quần tất lưới hoặc nhiều hoa văn đi lễ đầu năm. Hãy lựa chọn cho mình những loại tất màu trơn đơn giản như màu nude, màu đen,....

Cách viết sớ đi lễ

Không khó để chuẩn bị một bài sớ đi lễ. Nhiều người chọn cách thuê viết hoặc nhờ người viết hộ. Nhưng số tiền thuê viết một bài sớ không phải rẻ, những bài sớ phức tạp có thể lên đến vài trăm nghìn một bài. Không phải ai cũng có đủ điều kiện để đi thuê viết. Cách đơn giản nhất nhiều người hay làm chính là bạn tự đi mua các loại sớ về và tự viết. Đi lễ cốt ở tấm lòng thành tâm.

Hiện có rất nhiều mẫu sớ, tùy vào mục đích, buổi lễ, nhưng chủ yếu là sớ đi lễ hành hương. Cách viết sớ đi lễ hành hương thì bạn chỉ cần dùng mẫu sớ Phúc Thọ là được Sớ này dùng để đi lễ Chùa, Đền … vào các ngày mùng 1, ngày rằm hằng tháng, ngày tiệc Thánh, dịp đầu năm, cuối năm.

Các tờ sớ Phúc Thọ in sẵn ở mỗi nơi tuy một số chữ có thể khác nhau nhưng nội dung thì nhất quán. Để viết 1 lá sớ Phúc Thọ, bạn chỉ cần điền đủ thông tin vào các vị trí đã được đánh dấu sẵn theo thứ tự 1,2,3,4,5,6. Cách viết sớ đi lễ như sau:

“Phục dĩ Phúc Thọ Khang Ninh nãi nhân tâm chi cờ nguyện tai ương hạn ách bằng Thánh lực…"

1. “…Việt Nam Quốc…”

Đây là dòng bạn điền thông tin về nơi ở của bạn. Với quy định địa danh lớn viết trước rồi sắp xếp nhỏ dần.

Lưu ý với những người lấy địa chỉ ở nước ngoài, có thể ghi “Việt Nam quốc Hiện sinh cư tại hải ngoại Mỹ quốc (Anh quốc hoặc Đức quốc… hiệu đầu vu).”Cuối dòng này luôn được kết thúc bằng 2 chữ “Đầu Vu” nghĩa tương đương giống: gửi tới, hướng về…
Nếu từ xa đến lễ thì có thể thay là “Nghệ vu”. Nếu ở gần đi lễ thì có thể thay là “Y vu”.
Nếu địa chỉ của bạn quá dài dẫn đến viết 1 dòng không đủ thì có thể chia làm 2 dòng song song. Cách viết này gọi là “viết song cước”.

2. “…Thượng phụng”

Đây là vị trí bạn điền tên tự của Chùa, Đền, Phủ, Điện… nơi bạn đi lễ. Ở đây có 2 lưu ý:

Cần phân biệt “Tên tự” và “Tên thường gọi”. “Tên tự” là tên một người dùng trên các giấy tờ có tính pháp lý như giấy khai sinh, chứng minh thư, bằng lái xe…Còn “tên thường gọi” là biệt danh, bút danh, tên gọi hàng ngày, không có giá trị giấy tờ pháp lý.

Cũng vậy, “Tên tự” là tên Đền, Chùa được ghi trên hoành phi nơi chính điện. Còn “tên thường gọi” là dân gian vẫn truyền khẩu gọi tên.
Có những nơi tên tự và tên thường gọi trùng nhau nhưng có những nơi hai tên này lại khác nhau.

Nhiều bạn đặt câu hỏi: “Khi không biết tên tự nơi ta dâng sớ, thì làm sao điền được cho đúng đây?

Xin thưa rằng, những khi như vậy có thể ghi:

“Linh từ” hoặc “Tối linh từ” nếu dâng sớ ở đền.

“Thiền tự” hoặc “Đại thiền tự” nếu dâng sớ ở chùa.

“Linh Điện” nếu dâng sớ ở điện.

“Đình Vũ” nếu dâng sớ ở đình....

Tên nơi dâng lễ ghi trên chữ “Thượng phụng”, không ghi phía dưới mới đúng cách hành văn trong sớ.

3. "Phật Thánh hiến cúng…”

Dòng này bạn có thể điền: “Xuân/ Hạ/ Thu/ Đông Tiết” Hoặc “Xuân/ Hạ/ Thu/Đông Thiên”( tùy bản in)

Thời điểm bạn đi lễ dâng sớ vào tháng nào ứng với mùa theo Nông Lịch của Việt Nam.

Xuân là các tháng 1, 2, 3 âm lịch

Hạ là các tháng 4, 5, 6 âm lịch

Thu là các tháng 7, 8, 9 âm lịch

Đông là các tháng 10, 11, 12 âm lịch.

Nếu ko nhớ rõ tháng, bạn ghi là “Đương thiên” hoặc “Đương tiết” đều được.

4. "…Tiến lễ… Giải hạn…”

Tại đây bạn có thể điền hai chữ “Kim Ngân”, “Tài Mã”, “Hoa man”, “Phù Lưu”… sao cho hợp hoàn cảnh của bạn.

5. "Tín chủ…”

Đây là phần bạn điền thông tin của chính bạn hoặc của người đi lễ như tên, năm sinh, tuổi, cung mệnh…với lưu ý những chữ đầu tiên của các dòng, viết không được cao chữ “Phật”.

Thứ tự ghi như sau:

Tên tín chủ

Vợ hoặc chồng. (Thê hoặc Phu)

Bố mẹ: (Phụ Mẫu)

Con trai: (Nam tử)

Con dâu: Hôn tử)

Con gái: (Nữ tử)

Con rể: (Tế tử)

Các cháu… (Chúng tôn)

Kết thúc phần này bằng dòng:

“Hiệp đồng bản hội gia môn quyến đẳng

Tức nhật ngưỡng can”.

Nếu sớ dâng chỉ ghi tên một người thì ghi:

“Hiệp đồng bản mệnh đẳng, Tức nhật ngưỡng can”.

Nếu sớ dâng ghi tên tập thể, cơ quan thì ghi:

“Hiệp đồng bản hội chư nhân thượng hạ đẳng

Tức nhật ngưỡng can”.

6. "Thiên vận…"

Dòng này là nơi bạn ghi thời gian đi lễ.

Năm: Ghi năm âm lịch.

Tháng: Ghi tháng đi lễ.

Lưu ý: tháng Một ghi là “Chính nguyệt”. Các tháng sau ghi bình thường.

Ngày: Ghi ngày đi lễ.

Từ mùng 1 đến mùng 9, ghi: Sơ nhật.

Từ mùng 10 đến ngày 19, ghi: Thập nhật.

Từ ngày 20 đến ngày 29, ghi: Nhị thập nhật.

Lưu ý: Sớ đi lễ chỉ ghi ngày như hướng dẫn trên. Trường hợp ghi rõ ngày lễ là khi cử hành các đàn lễ, Hịch hoặc Điệp sẽ được ghi rõ ngày bằng mực đỏ với mục đích gửi hỏa tốc.
Những điều nên tránh khi đi lễ.

Đền, chùa... là nơi linh thiêng. Vì thế khi đi lễ hành hương, bạn nên tránh làm những điều sau để thể hiện sự tôn kính ở nơi trang nghiêm. Đó là không nên ăn mặc hở hang, không được nói tục chửi bậy nơi cửa chùa. Khi khấn vái nên khấn nhẹ nhàng để không ảnh hưởng tới những người bên cạnh; Tuyệt đối không nên thể hiện tình cảm cá nhân như ôm vai, bá cổ thân mật với người đi cùng mình.

Theo: Petrotimes