Cột cờ Hà Nội chính thức đón khách tham quan
![]() |
Được xây dựng từ năm 1805, Cột cờ Hà Nội nằm trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long xưa. |
Ông Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội xác nhận, sau khi nhận bàn giao khu vực này từ Bộ Quốc phòng, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội thực hiện các tour tham quan kết nối từ Cột cờ đến các di tích khác của Hoàng thành Thăng Long.
Theo đó, từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Thủ đô.
Cột cờ Hà Nội (còn gọi Kỳ đài) tọa trên đường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình), là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (khởi công năm 1805, hoàn thành năm 1812).
Công trình được xây dựng theo kết cấu dạng tháp, có vai trò là đài quan sát khu vực nội và ngoại thành lúc bấy giờ. Đây cũng chính là lý do mà chính quyền đô hộ Pháp không phá bỏ công trình này trong giai đoạn từ 1894 – 1897.
Kiến trúc Cột cờ bao gồm ba tầng đế, thân cột và vọng lâu. Phần chân đế có 3 tầng cao dần từ dưới lên và cũng nhỏ dần từ dưới lên. Phần thân cột có các hoa văn trang trí và làm lỗ thông hơi, lấy ánh sáng cho thân cột. Phần vọng lâu có 8 cửa sổ nhìn ra 4 phương 8 hướng.
Trên cửa phía Đông có 2 chữ Hán đắp nổi “Nghênh húc”, nghĩa là đón ánh sáng ban mai; cửa vòm phía Tây đắp chữ “Hồi quang”, nghĩa là ánh sáng phản chiếu; cửa vòm phía Nam đắp chữ “Hướng minh”, nghĩa là hướng về nơi sáng rõ; cửa phía Bắc không đắp chữ.
Đỉnh Cột cờ được cấu tạo thành một lầu hình bát giác, cao 3,3m. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4m, cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cao 8m). Phần mái giống như hình nón đội, xương mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói và giữa đỉnh mái có cột sắt cùng với ròng rọc để treo cờ. Dưới triều nhà Nguyễn, trong các dịp lễ, Tết, cờ vàng của triều đình thường được treo trên đỉnh. Cột cờ còn là nơi vua quan xem duyệt quân ngũ, đấu võ.
Tại đây vào năm 1873 đã diễn ra cuộc chiến đấu bảo vệ Kỳ đài giữa lính triều đình và binh lính Pháp. Lần thứ 2 là năm 1882, Pháp đã chiếm được nơi này, dùng làm nơi đóng quân của một trại lính thông tin. Cho đến năm 1954 khi tiếp quản Thủ đô, lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh cột.
Cột cờ Hà Nội được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1989, và được xem là một trong những biểu tượng của Thủ đô.
Nguồn:Cột cờ Hà Nội chính thức đón khách tham quan
Trần Kiệt
giaoducthoidai.vn
- Lạ miệng với món phở sắn Quế Sơn sợi đan như lưới cá
- Đảo Phú Quý hút khách trẻ với vẻ đẹp như bước ra từ phim
- Cao Bằng có gì mà khiến ai đến rồi cũng muốn quay lại?
- Vi vu đỉnh Phượng Hoàng, đắm mình giữa mây núi xanh
- Biển Tiên Trang - Nét hoang sơ quyến rũ của xứ Thanh
- Ghé thăm 10 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới
-
Camp Blast 2025 - Miền Nắng Hạ: Sân chơi mùa hè lành mạnh dành cho các em nhỏ Thủ đô
-
Sự thật về vụ tranh chấp hầm xe tòa nhà chung cư ở Hà Nội
-
Huyền Lizzie diện bikini khoe vóc dáng nóng bỏng ở tuổi U40
-
Bỏ room tín dụng – Cơ hội và thách thức song hành đối với các ngân hàng
-
Ra mắt tổ hợp Viện Tầm Nhìn Mới & Học viện Quốc tế FABIA: Cột mốc mới kết nối tri thức, công nghệ và sắc đẹp
-
Nhiều sao Việt dự đám cưới nhạc sĩ Kai Đinh
-
Vòng Bán kết “The Charming Beauty – Duyên dáng sắc hương xứ Trà 2025”: Căng thẳng, kịch tính và đầy cảm xúc!
-
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025
-
Nghị viện EU thông qua mục tiêu nới lỏng lưu trữ khí đốt