Giữ rừng bằng hương ước
Lãnh đạo tỉnh Yên Bái tham gia lễ Tết rừng của người Mông xã Nà Hẩu. Ảnh Mỹ Vân |
Từ bao đời nay, giữ rừng nguyên sinh đã trở thành bản sắc văn hóa của người Mông tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Người Mông ở Nà Hẩu giữ rừng bằng những tập tục thiêng liêng và huyền bí, đó là tục cúng thần Rừng vào những ngày đầu Xuân.
Rừng Nà Hẩu như mái nhà chung của 502 hộ người Mông với hơn 2.500 nhân khẩu. Đồng bào xem rừng là nơi có đất, là nơi giữ nước, đất và nước là gốc rễ của cuộc sống; muốn tồn tại, phát triển thì con cháu người Mông phải tôn trọng cội nguồn của sự sống, tức là phải giữ rừng và tôn trọng rừng.
Thế nên bản nào của xã Nà Hẩu cũng có một khu rừng Cấm riêng với những quy định “bất khả xâm phạm” nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn, nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng thần Rừng. Tục cúng thần Rừng vào những ngày đầu Xuân để cầu cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khoẻ mạnh, cuộc sống no ấm, yên vui, gắn với những quy định về bảo vệ rừng đã trở thành ngày hội văn hoá cộng đồng độc đáo ở Nà Hẩu.
Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng rừng dưới gốc cây táu mật cổ thụ tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Ảnh Mỹ Vân |
Sau Lễ cúng rừng, theo tập tục đồng bào dân tộc Mông xã Nà Hẩu nghỉ kiêng ăn Tết ba ngày để tạ ơn thần Rừng. Trong ba ngày này, mọi người phải tuyệt đối thực hiện các điều kiêng kỵ đã được quy định theo luật tục: không đi vào rừng chặt cây xanh, không đem lá xanh từ rừng về nhà, không đào củ, bẻ măng,… Nhờ đó đã giúp những cánh rừng thêm xanh tốt, Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu rộng hơn 16 nghìn ha, trong đó có 4.700ha rừng đặc dụng nguyên sinh thuộc xã Nà Hẩu được bảo vệ.
Gắn bó với rừng, sống cùng rừng, người Mông ở Nà Hẩu coi rừng như nguồn sống, là mái nhà che chở, là chỗ dựa tinh thần của cả cộng đồng”. Ông Vũ Xuân BáBí thư Đảng uỷ xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái |
Tương tự, tại bản Ông Tú, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, là nơi sinh sống của đồng bào Chứt và Bru Vân Kiều. Từ năm 1994, già làng, trưởng bản, Bí thư Chi bộ và đồng bào ở bản Ông Tú đã ngồi lại với nhau xây dựng hương ước giữ rừng. Nội dung hương ước quy định, khi vào rừng đốt ong xong phải dập tắt lửa hoàn toàn, lấy củi không được chặt cây sống, tận thu cành ngọn mà phải lấy củi khô, người dân không được đốt rừng làm nương rẫy, không đốt rẫy, xử lý thực bì gần rừng.
Anh Hồ Thay ở bản Ông Tú cho biết, công tác bảo vệ, phòng, chống cháy rừng được kế thừa từ trước, trong hương ước giữ rừng của bản. Người dân bản Ông Tú nhận thức rõ vai trò, vị trí của rừng rất quan trọng trong đời sống của người dân, bảo vệ rừng chính là bảo vệ đời sống của người dân. Vì vậy, người dân không tự ý chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy, không phá rừng; nhờ vậy mà hàng trăm héc ta rừng nguyên sinh được dân bản bảo vệ, phát triển tốt, chưa xảy ra vụ cháy nào ở khu vực rừng được dân bản Ông Tú bảo vệ.
4. Cùng với hương ước, quy ước, bà con Đông Đằng còn thành lập tổ đội tuần rừng - Nhân dân tự bảo vệ rừng nguyên sinh. (Ảnh Mỹ Dung) |
Hương ước của người Tày, thôn Đông Đằng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn cũng quy định: Tất cả người dân có trách nhiệm bảo vệ rừng, không chặt phá, đốt rừng, không khai thác trái phép; không bẫy, săn, bắt động vật trong rừng; từng hộ phải có biện pháp chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa khô hanh; không phát rừng làm nương rẫy...
Hương ước cũng nêu rõ, vi phạm lần 1 phạt hành chính, nhắc nhở trước toàn thôn; lần 2 đưa ra cộng đồng dân cư và các tổ chức, đoàn thể của người vi phạm và có hình thức kỷ luật; lần 3 sẽ bị loại khỏi “phe làng, hội hiếu”, tước hết quyền lợi của hộ gia đình trong thôn...
Có thể thấy, hương ước, quy ước có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống vùng đồng bào DTTS. Giá trị của hương ước, quy ước thể hiện rõ qua việc góp phần điều chỉnh, giải quyết các mối quan hệ cụ thể của thôn, bản, tổ dân phố mà pháp luật chưa điều chỉnh. Việc thực hiện hương ước, quy ước giúp bà con ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trường, vận động bà con ăn ở hợp vệ sinh, bài trừ những thủ tục lạc hậu, hình thành những giá trị chuẩn mực xã hội phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc, phát huy tính dân chủ tại cơ sở, đồng thời góp phần xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
Nguồn: PTSC M&C tổ chức khởi công Giàn xử lý trung tâm Lạc Đà Vàng - A
Văn Hoa
baodantoc.vn
- Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
- Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027