Hà Giang: Hướng đi mới để phát triển nông nghiệp bền vững
Trước thực trạng đó, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 33-CTr/TU, xác định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho người dân là nhiệm vụ quan trọng và coi đây là công tác trọng tâm của BTV Tỉnh ủy năm 2023 để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành Đề án “Chuyển đổi đất nông nghiệp trồng ngô kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao hơn trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2023-2025” (Đề án). Với mục tiêu chuyển đổi từ 1.000 ha trở lên sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế tăng 20% trở lên trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp; đồng thời duy trì và nâng cao năng suất, chất lượng diện tích ngô còn lại đáp ứng nhu cầu của người dân và đảm bảo an ninh lương thực.
Anh Vừ Mí Trá, thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là (Đồng Văn) chăm sóc vườn nho được chuyển đổi từ đất trồng ngô. |
Thực hiện Đề án, Sở Nông nghiệp – PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh chọn 6 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần để triển khai. Đối tượng tham gia Đề án là các hộ có đất trồng ngô cần chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác có giá trị cao hơn; các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác; tổ, nhóm cộng đồng tham gia liên kết với các hộ, nhóm.
Đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết: Thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, quan điểm của Đảng, nội dung Đề án đến nhân dân, đối tượng trực tiếp thụ hưởng. Qua đó, vận động người sản xuất chuyển đổi đất trồng ngô sang cây, con khác có giá trị cao hơn để tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện. Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án từ cấp thôn, xã đến huyện, tỉnh đảm bảo sự đồng bộ. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng tài liệu tuyên truyền, tổ chức tập huấn, phổ biến về các mô hình, các nội dung chính sách của Đề án; giới thiệu tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất các đối tượng cây, con chuyển đổi. Tổ chức đi học tập các mô hình tiêu biểu; các hoạt động kết nối, hỗ trợ quảng bá nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cây, con vùng chuyển đổi.
Trong năm 2024, 6 huyện trong vùng Đề án đã đăng ký trên 432 ha diện tích đất trồng ngô sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế như cây Tam giác mạch và các loại hoa, quả gắn với phát triển du lịch; khoai lang, cây dược liệu, đậu tương, ớt… Đến hết tháng 8.2024, toàn tỉnh đã chuyển đổi được gần 285 ha diện tích cây ngô sang trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao.
Đồng chí Phạm Đức Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho biết: Thực hiện Đề án, huyện Đồng Văn đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi theo kế hoạch tỉnh giao. Trong đó tập trung chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương như chuyên canh rau bắp cải, su hào; cây ăn quả: Mận, hồng, lê, nho; cây dược liệu: Gừng, Sâm khoai và chuyển đổi xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, dê.
Người dân thị trấn Đồng Văn chuyển đổi trồng ngô sang trồng các loại hoa phục vụ du lịch. |
Từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Đồng Văn đã chuyển đổi được 14,8 ha cây rau màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn cây ngô. Tại xã Sủng Là, gia đình anh Vừ Mí Trá, thôn Đoàn Kết đã chuyển đổi 1.000 m2 trồng ngô kém hiệu quả sang trồng nho Hạ đen. Khi chuyển đổi, anh Trá được Trung tâm Khuyến nông huyện hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc; được hỗ trợ giống cây nho và phân bón. Hiện diện tích nho sau gần 10 tháng đang phát triển tốt, bắt đầu cho quả. Anh Trá cho biết: “Trồng ngô hiệu quả kinh tế không cao nên mình quyết định chuyển đổi sang trồng nho. Dù đây là cây trồng mới nhưng mình vẫn quyết làm, nếu thành công thì không chỉ gia đình mình mà người dân trong khu vực sẽ có một loại cây trồng giá trị kinh tế cao để thoát nghèo và mong muốn có nơi tiêu thụ sản phẩm ổn định”.
Tham gia Đề án, nhiều hộ khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Điển hình như gia đình bà Giàng Thị Kía, thôn Lũng Cẩm Trên, xã Sủng Là. Tháng 8.2023, gia đình bà Kía tham gia dự án chăn nuôi bò vỗ béo, gia đình bà làm chuồng trại kiên cố, trồng cỏ để chăn nuôi theo hình thức nhốt chuồng. Sau 6 tháng chăm sóc, bà Kía bán con bò mua ban đầu, hưởng chênh lệch gần 10 triệu đồng. Hiện gia đình bà Kía tiếp tục mua con bò thứ 2 về vỗ béo, dự định đến cuối năm bán để lấy tiền ăn Tết. Tuy nhiên, theo bà Kía, hiện giá bò thương phẩm rớt giá sâu nên phần lãi do nuôi bò vỗ béo cũng giảm đáng kể. Bà Kía và các hộ dân xã Sủng Là mong muốn có nơi tiêu thụ, giá cả ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi để bà con yên tâm sản xuất.
Trưởng phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Đồng Văn Nguyễn Thanh Viễn cho biết: Thực hiện Đề án, huyện Đồng Văn đã triển khai ở hầu hết các xã có điều kiện thuận lợi, bước đầu đạt được một số kết quả. Tuy nhiên diện tích, sản lượng vẫn còn nhỏ lẻ, chưa bền vững, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm của các loại cây trồng mới chưa cao; sự liên kết sản xuất chưa chặt chẽ, thiếu tính bền vững giữa người sản xuất với các đơn vị phối hợp bao tiêu sản phẩm, dẫn đến khó tiêu thụ, giá bán thấp. Việc tiếp cận nguồn vốn từ 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia trong hỗ trợ trồng trọt còn hạn chế.
Theo đề án của UBND tỉnh, việc chuyển đổi cây ngô sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân mà còn tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là phục vụ nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh như hiện nay. Đồng thời, việc đa dạng hóa cây trồng cũng góp phần cải thiện sinh thái, bảo vệ môi trường và tạo nguồn thức ăn phong phú cho gia súc. Từ lợi ích đó, những mô hình trồng cây có giá trị cao đang dần trở thành hiện thực, mang lại sự thay đổi tích cực cho cuộc sống của người dân.
Chương trình số 33-CTr/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi từ cây ngô sang các cây trồng có giá trị cao hơn là một trong những hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp bền vững. Sự hỗ trợ từ chính quyền, cộng đồng và các tổ chức sẽ là động lực quan trọng giúp nông dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Nguồn: Hướng đi mới để phát triển nông nghiệp bền vững
Văn Nghị
baohagiang.vn
- Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
- Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024