Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Khơi dậy khát vọng học tập
![]() |
Hội chữ Xuân 2025 với sự góp mặt của các nhà thư pháp đã trải qua kỳ khảo tuyển kỹ lưỡng. |
Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra tại hồ Văn thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, từ ngày 23/1 - 9/2 (tức ngày 24 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, Hội chữ Xuân là sự kiện văn hóa đặc sắc chào đón năm mới. Hội chữ là hoạt động thường niên vừa tôn vinh giá trị văn hóa, lịch sử, tri thức qua 100 tác phẩm thư pháp Hán Nôm, Quốc ngữ, vừa là không gian lễ hội vui tươi và an toàn.
Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 còn là nơi gặp gỡ, đối thoại giữa các giá trị văn hóa truyền thống với hơi thở cuộc sống đương đại, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, khát vọng tinh thần học tập, sáng tạo của thế hệ trẻ và kết nối gia đình trong mùa Xuân mới tràn đầy hi vọng.
Hội chữ Xuân năm nay rất hấp dẫn với hoạt động xin chữ đầu năm tại 47 gian lều của các nhà thư pháp được chọn lựa kỹ lưỡng thông qua khảo tuyển, cùng nhiều chương trình văn hóa đặc sắc như: Giáo dục di sản, không gian văn hóa đọc, trưng bày sản phẩm làng nghề, các trò chơi dân gian, chơi cờ, múa lân; biểu diễn nghệ thuật truyền thống (quan họ, ca trù, chèo...) tại khu Nội tự, vườn Giám và hồ Văn.
Bên cạnh đó còn diễn ra 3 cuộc triển lãm: Triển lãm thư pháp “Thực học” trưng bày 100 tác phẩm thư pháp Hán Nôm và Quốc ngữ, giới thiệu những áng văn thơ về Thăng Long – Hà Nội và tinh hoa tri thức đến từ di sản của các danh nhân như Lê Thánh Tông, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa, trọng thầy, trọng chữ của dân tộc Việt Nam.
Triển lãm ảnh “Việt Nam quê hương tôi” giới thiệu 50 tác phẩm về di sản chọn lọc từ giải thưởng “Ảnh di sản Việt Nam”, ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng về di sản văn hóa, thiên nhiên và con người Việt Nam.
Triển lãm “Vẽ con rắn” mang đến góc nhìn đa dạng về rắn – linh vật của năm mới Ất Tỵ - trong truyền thống và hiện đại. Triển lãm giới thiệu 77 tác phẩm tranh minh họa của 75 họa sĩ Việt Nam đang sinh sống ở nhiều quốc gia, mang đến những câu chuyện thú vị và tích cực.
Trong khu Nội tự, bên cạnh 2 khu trưng bày “Trường Quốc học đầu tiên” và “Khơi nguồn đạo học”, du khách còn được thưởng thức triển lãm “Dấu xưa văn hiến 3: Thiên Quang” tại Tiền đường nhà Thái học; triển lãm “Bia đá kể chuyện 2”.
Nguồn:Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Khơi dậy khát vọng học tập
Trần Siêu
giaoducthoidai.vn
- Lạ miệng với món phở sắn Quế Sơn sợi đan như lưới cá
- Đảo Phú Quý hút khách trẻ với vẻ đẹp như bước ra từ phim
- Cao Bằng có gì mà khiến ai đến rồi cũng muốn quay lại?
- Vi vu đỉnh Phượng Hoàng, đắm mình giữa mây núi xanh
- Biển Tiên Trang - Nét hoang sơ quyến rũ của xứ Thanh
- Ghé thăm 10 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới
-
Camp Blast 2025 - Miền Nắng Hạ: Sân chơi mùa hè lành mạnh dành cho các em nhỏ Thủ đô
-
Sự thật về vụ tranh chấp hầm xe tòa nhà chung cư ở Hà Nội
-
Huyền Lizzie diện bikini khoe vóc dáng nóng bỏng ở tuổi U40
-
Bỏ room tín dụng – Cơ hội và thách thức song hành đối với các ngân hàng
-
Ra mắt tổ hợp Viện Tầm Nhìn Mới & Học viện Quốc tế FABIA: Cột mốc mới kết nối tri thức, công nghệ và sắc đẹp
-
Nhiều sao Việt dự đám cưới nhạc sĩ Kai Đinh
-
Vòng Bán kết “The Charming Beauty – Duyên dáng sắc hương xứ Trà 2025”: Căng thẳng, kịch tính và đầy cảm xúc!
-
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025
-
Nghị viện EU thông qua mục tiêu nới lỏng lưu trữ khí đốt