Khám phá làng cổ Hà Nội
Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm nằm ở thị xã Sơn Tây, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km. Đây là ngôi làng được ví như “bảo tàng sống” vì chứa đựng nhiều nét đặc trưng của làng quê miền Bắc như cây đa, giếng nước, sân đình, mái ngói, tường đá ong… Ghé làng cổ Đường Lâm, chúng mình cũng có thể tìm hiểu về nghề truyền thống làm kẹo lạc, làm tương của người dân trong làng và tự tay làm thử nữa đấy! Ngoài ra, làng Đường Lâm còn được biết đến là “đất hai vua”, vì hai vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng (761-801) và Tiền Ngô Vương - Ngô Quyền (898 - 944) đều được sinh ra tại đây.
Làng cổ Cự Đà
Cự Đà là một ngôi làng cổ thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai. Nằm bên bờ sông Nhuệ thanh bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp cổ kính. Làng Cự Đà còn được biết đến là một làng nghề nổi tiếng của nghề làm miến và làm tương truyền thống. Miến làng Cự Đà được làm hoàn toàn từ bột dong riềng với sợi miến nhỏ, đều, thường có màu vàng óng hoặc trắng mịn nấu lên giòn dai, hương vị thơm ngon đậm đà. Còn tương Cự Đà được làm từ hai nguyên liệu chính là nếp và đậu tương, chế thêm nước mưa và muối trắng có mùi vị thơm ngon, đặc trưng.
Làng cổ Ước Lễ
Bạn đã bao giờ nghe tới "giò chả Ước Lễ’ chưa? Làng Ước Lễ cùng thuộc huyện Thanh Oai với làng Cự Đà, xưa nay đã nức tiếng gần xa với làng nghề làm giò chả, khắp bốn phương ai ghé tới cũng muốn đem về làm quà đấy!
Đến thăm ngôi làng cổ, bạn sẽ thấy bất ngờ trước cổng làng cổ kính và những ngôi nhà, khu chợ, mái đình vẫn còn giữ nguyên dáng dấp truyền thống, trầm mặc từ hàng trăm năm trước. Dù đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, bao phủ lên đó là lớp rêu của thời gian nhưng cổng làng Ước Lễ vẫn còn vẹn nguyên giá trị của lịch sử.
Làng gốm Bát Tràng
Làng Bát Tràng nằm ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm. Ngôi làng cổ nổi tiếng với nghề truyền thống làm gốm sứ thu hút đông đảo du khách và giới trẻ tới tham quan. Làng gốm Bát Tràng chuyên làm gốm sứ thủ công, chế tác tinh xảo và độc đáo.
Đến Bát Tràng, các bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những món đồ gốm mà còn được tự tay trải nghiệm nặn gốm thành các loại cốc, bát hay đồ dùng, trang trí theo sức sáng tạo của mình. Đừng quên chụp hình kỷ niệm với những sản phẩm xinh xắn do chính mình làm ra nhé!
Làng lụa Vạn Phúc
Làng lụa Vạn Phúc còn được gọi là làng lụa Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10km. Theo những tài liệu khảo cổ, nghề lụa tại Vạn Phúc đã được ra đời cách đây hơn 1.000 năm. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nghề dệt lụa Vạn Phúc vẫn trụ vững và ngày càng phát triển.
Bước vào làng Vạn Phúc, chúng mình sẽ bắt gặp con đường treo đầy những tấm vải lụa rực rỡ và tận mắt nhìn thấy những nghệ nhân tài hoa ngồi bên khung cửi, kết từng sợi tơ mỏng manh để ra thành phẩm. Một điều đặc biệt nữa phải kể tới đó là con đường ô rực rỡ hay bức tường bích hoạ nổi tiếng do chính những người dân làng vẽ nên.
Nguồn:Khám phá làng cổ Hà Nội
PV
thieunien.vn
-
Giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
HLV Shin Tae-yong sử dụng ‘độc chiêu’ ở AFF Cup 2024
-
Xuân Son bắt kịp Tiến Linh trong cuộc đua 'Vua phá lưới'
-
HLV Polking chúc tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024
-
Song Joong Ki và bà xã ngoại quốc chào đón thêm một tiểu công chúa
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Son Heung Min ghi bàn thứ 50, đội tuyển Hàn Quốc tiến gần vòng chung kết World Cup 2026
-
Nguồn cung thị trường bất động sản sẽ được tháo gỡ từ năm 2025
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Thaco tổ chức lớp đào tạo về trí tuệ nhân tạo