Khí đốt sẽ thay thế ngành than đá tại châu Á?
Hình minh họa |
Dù không phải là nguồn nhiên liệu sạch, nhưng khí đốt cũng không gây ô nhiễm nặng nề như than đá. Trong thập kỷ qua, khí đốt đã dần thay thế than trong các lưới điện tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Ba Lan. Tại Mỹ, nơi sản xuất gần 30% lượng điện từ khí đốt trên toàn thế giới, sản lượng đã tăng thêm 876 terawatt-giờ từ năm 2010 đến năm 2023 — nhiều hơn cả mức tăng 648 TWh của ngành điện gió và điện mặt trời cộng lại — và chiếm tới 75% trong mức giảm 63% của năng lượng than đá.
Điều này dẫn đến kỳ vọng rằng khí đốt có thể lặp lại thành tích này tại các thị trường lớn đang phát triển ở châu Á, nơi vẫn phụ thuộc nặng nề vào than đá như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan và Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó khó xảy ra. Nhưng cũng không có nghĩa là khí đốt sẽ dừng việc gây áp lực lên các nhiên liệu hóa thạch khác. Tại châu Á, mục tiêu tiếp theo chính là dầu mỏ.
Lý do là giá cả. Dù chúng ta thường đo lường nhiên liệu hóa thạch bằng tấn, thùng hoặc mét khối, nhưng điều thực sự quan trọng luôn là hàm lượng năng lượng mà chúng mang lại. Với những nước tiêu thụ năng lượng lớn, vấn đề không phải là mua bao nhiêu than, dầu hay khí đốt, mà là chi phí để nhận được các megajoule hoặc kilowatt-giờ năng lượng từ chúng.
Đó chính là lý do khí đốt trở thành đối thủ đáng gờm của than đá tại Mỹ. Khoảng 1/4 lượng khí đốt khai thác trong nước là sản phẩm phụ từ các giếng dầu, và vì vậy, nó thường được cung cấp gần như miễn phí. Tại Waha Hub, một điểm định giá tại lưu vực Permian giàu khí đá phiến ở Texas, giá khí đốt trung bình cả năm nay là âm 11 cent mỗi triệu đơn vị nhiệt Anh (MMBtu).
Không gì có thể cạnh tranh nổi với mức giá này. Chi phí vận hành trung bình của một nhà máy phát điện từ khí đốt tại Mỹ năm ngoái thấp hơn 38% so với nhà máy than đá. Trước sức ép từ khí đốt giá âm và năng lượng gió, mặt trời không tốn chi phí nhiên liệu, than đá không có cơ hội nào. Xu hướng tương tự đã diễn ra ở châu Âu trong thập kỷ qua, và thậm chí cuộc chiến ở Ukraine cùng sự thiếu vắng khí đốt giá rẻ từ Nga cũng không thể khôi phục nhu cầu về than đá.
Tình hình ở các nước châu Á đang phát triển thì khác. Đây là khu vực có trữ lượng khí đốt ít ỏi nhưng lại sở hữu lượng than nội địa dồi dào. Quá trình hóa lỏng khí tự nhiên và vận chuyển khí trên toàn thế giới là một hoạt động tốn kém, khiến giá LNG tiêu chuẩn tại châu Á cao gấp 5 lần so với giá tại trung tâm Henry Hub, điểm định giá chính ở Mỹ.
Điều này khiến khí đốt hầu như không hiện diện trong các lưới điện lớn ở khu vực, bất chấp kỳ vọng của các nhà xuất khẩu LNG. Tại Trung Quốc và Ấn Độ, khí đốt chỉ chiếm khoảng 3% sản lượng điện, thấp hơn nhiều so với mức khoảng 40% tại Mỹ và Nga, 70% tại Trung Đông và 30% tại các thị trường nhập khẩu giàu có hơn ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Thậm chí, sản lượng điện từ khí đốt tại Ấn Độ đã giảm trong thập kỷ qua và gần như không tăng tại Indonesia, một trong những nhà khai thác lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, khí đốt đang tạo dấu ấn lớn ở một lĩnh vực: Động cơ xe cộ. Dưới dạng khí tự nhiên nén (CNG), khí đốt mang lại giá trị kinh tế lớn. Một kilogram CNG chứa nhiều năng lượng hơn dầu diesel hoặc xăng cùng khối lượng, và động cơ cũng hiệu quả hơn trong việc chuyển đổi năng lượng thành chuyển động. Hiện tại, ở Ấn Độ, để tạo ra mỗi megajoule năng lượng hữu ích từ dầu diesel, bạn sẽ tốn khoảng 9,75 rupee (12 cent), còn với xăng là 12,28 rupee. Trong khi đó, CNG chỉ tốn khoảng 4,66 rupee mỗi megajoule.
Pin vẫn là lựa chọn tiết kiệm nhất cho các phương tiện nhỏ như xe máy, xe ba bánh và ô tô, nhưng xe tải và xe buýt lớn với nhu cầu năng lượng cao lại dễ chuyển đổi sang CNG hơn. Tại Trung Quốc, tỷ lệ xe tải lớn sử dụng động cơ chạy bằng dầu diesel đã giảm từ 93% trong 9 tháng đầu năm 2021 xuống còn 54% trong cùng kỳ năm nay. Một chương trình "đổi xe cũ lấy tiền" được triển khai từ tháng 7, với khoản hỗ trợ lên tới 80.000 nhân dân tệ (11.200 USD) khi loại bỏ xe tải cũ gây ô nhiễm, sẽ đẩy nhanh quá trình thay thế này.
Thậm chí cả đường biển cũng không nằm ngoài xu hướng này. Các xưởng đóng tàu trên thế giới ngày càng sử dụng nhiều LNG để cung cấp năng lượng cho các tàu nhờ lợi thế chi phí so với dầu nhiên liệu hàng hải có nguồn gốc từ dầu thô. Hiện tại, khoảng 6% đội tàu toàn cầu đang hoạt động hoặc trong giai đoạn đóng mới sử dụng nhiên liệu này.
Theo dữ liệu của DNV, trong số hơn 1.000 đơn đặt hàng tàu mới mỗi năm, 464 tàu trong năm nay (tính đến tháng 10) sử dụng nhiên liệu thay thế, bao gồm 177 tàu LNG và 162 tàu sử dụng methanol. Với đội tàu chở dầu và container đang nhanh chóng lỗi thời, tình trạng tháo dỡ đang diễn ra trên thị trường xe tải của Trung Quốc sẽ sớm lan ra các đại dương.
Tác động mà khí đốt gây ra với than đá ở Mỹ và châu Âu trong thập kỷ qua đã chứng minh cách nó kết hợp với năng lượng không carbon để loại bỏ các nguồn năng lượng bẩn nhất. Điều tương tự đang chuẩn bị diễn ra trên thị trường dầu thô trong thập kỷ tới.
Nguồn:Khí đốt sẽ thay thế ngành than đá tại châu Á?Nh.Thạch
nangluongquocte.petrotimes.vn
-
Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia
-
Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi "nóng" trở lại
-
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group
-
Vietsovpetro - Biểu tượng của tình hữu nghị tin cậy, bền vững
-
Imagine Dragons 'gây bão mạng' khi xác nhận lưu diễn Việt Nam
-
Vinamilk: Một thương hiệu quốc gia “đặc biệt” và “khác biệt”
-
Vinamilk trao tặng hơn 8,2 tỷ đồng hỗ trợ mổ tim và mắt cho bệnh nhân nghèo
-
VCRIS 2024: Chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới nhất về mật mã và an toàn thông tin
-
Xu hướng tiêu dùng của người Việt năm 2025