Lai Châu: Phát triển bền vững du lịch cộng đồng
![]() |
Nhà trưng bày sản phẩm bản Lao Chải 1 (xã Khun Há) tạo điểm nhấn của dịch vụ du lịch |
Giữa làn sương bảng lảng, những mái nhà gỗ nằm nép mình giữa triền ruộng bậc thang, ngút ngàn rừng xanh ở bản Lao Chải 1 hiện lên vẻ đẹp bình dị, thơ mộng. Nhưng yếu tố quan trọng tạo nên “linh hồn” của Lao Chải 1 không chỉ ở cảnh sắc, mà còn là bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông, từ tiếng khèn gọi bạn đến sắc váy thổ cẩm rực rỡ. Với những giá trị văn hóa ấy, năm 2024, bản Lao Chải 1 được công nhận bản du lịch cộng đồng đạt chuẩn OCOP 3 sao - dấu mốc khẳng định hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế: bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Đến Lao Chải 1, tham quan bản, chúng tôi có thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Trước hết là con đường đá được ghép từ những viên đá cuội. Bên đường trang trí chậu địa lan, trồng thêm các loại hoa, tô điểm không gian thêm rực rỡ. Cổng nhà của các hộ dân trang trí theo phong cách riêng, sử dụng nguyên liệu tự nhiên tạo kiểu dáng đậm dấu ấn cá nhân.
Dừng chân tại Homestay Cứ A Lồng, chúng tôi được gia chủ tiếp đón thân tình. Trong nhà kê bộ bàn ghế thiết kế lạ mắt, trang trí hạt dẻ rừng mang tính nghệ thuật, sáng tạo. Ông Lồng chia sẻ: Gia đình tôi làm du lịch từ năm 2021, homestay làm nhà gỗ theo phong cách của dân tộc Mông, dụng cụ trong nhà cũng được bày trí đảm bảo lạ mắt, tạo phong cách riêng. Với những nhạc cụ, trang phục truyền thống… treo trong nhà không chỉ để trưng bày, giới thiệu còn bán làm hàng hóa. Homestay có 5 phòng riêng, 1 phòng cộng đồng, sức chứa 20 người. Dịch vụ gồm: ăn nghỉ, chăm sóc sức khỏe (ngâm chân bằng lá thuốc). Những năm gần đây, homestay đón lượng khách ổn định.
Được biết, tập trung phát triển du lịch cộng đồng, tháng 10/2024, bản xây dựng Nhà trưng bày sản phẩm và giao Tổ hợp tác du lịch cộng đồng bản quản lý. Hiện nay, Tổ hợp tác có 14 thành viên thay phiên trực, bán sản phẩm nông sản của địa phương (mật ong, chè rừng…); cho thuê trang phục truyền thống của dân tộc Mông.
Bản Lao Chải 1 hiện có 47 hộ, hơn 240 nhân khẩu, 100% dân tộc Mông sinh sống. Xác định rõ lợi thế, sáng tạo trong cách làm để phát triển du lịch cộng đồng bền vững, kinh tế - xã hội của bản có những đổi thay rõ rệt. Đã có 5 hộ làm homestay được hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ từ Nghị quyết số 59/2021/NQ-HĐND quy định về một số chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025.
Đồng chí Cứ A Chu - Bí thư Chi bộ bản Lao Chải 1 chia sẻ: “Chúng tôi tuyên truyền, vận động 47 hộ tu sửa nhà ở, tạo cảnh quan không gian nhà ở đến đường, ngõ bản xanh, sạch, đẹp; làm homestay nhưng phải giữ được nếp nhà gỗ truyền thống, may mặc trang phục truyền thống. Thành lập đội văn nghệ; duy trì luyện tập và biểu diễn vào thứ 7 hằng tuần để phục vụ nhu cầu của du khách. Bản cũng xây dựng Nhà trưng bày các sản phẩm từ trang phục truyền thống, dụng cụ sản xuất, nhạc cụ phục vụ khách tham quan, mua sắm; bố trí khu chợ nhỏ đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân và du khách vào ngày cuối tuần. Những năm gần đây, không chỉ khách du lịch trong nước mà cả nước ngoài đến bản rất thích thú bởi khí hậu mát mẻ, trong lành, sự bình yên của bản vùng cao”.
Không chỉ có bản du lịch cộng đồng Lao Chải 1, xã Khun Há còn thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp của thung lũng hoa, nhũ đá trong hang động cùng những nếp nhà, nét đẹp của đồng bào dân tộc Lự tại bản du lịch cộng đồng Bản Thẳm.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Phó trưởng Phòng Văn hóa - Xã hội xã Khun Há cho biết: “Xã tích cực triển khai công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn gắn với phát triển du lịch. Cụ thể, các đơn vị trường lồng ghép giới thiệu văn hóa truyền thống vào các hoạt động ngoại khóa; tổ chức cho học sinh mặc trang phục truyền thống 2 lần/tuần. Vận động, tuyên truyền, đồng hành với các bản du lịch cộng đồng trong quá trình phát triển. Cùng với sự đổi mới trong cách làm du lịch của nhân dân đã thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm, góp phần tăng nguồn thu, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy nét đẹp trong văn hóa truyền thống.
Các bản du lịch cộng đồng của xã Khun Há không ồn ào, náo nhiệt nhưng sự bình yên và thơ mộng cùng bản sắc văn hóa độc đáo, sự thân tình, cởi mở của đồng bào đã và đang níu chân du khách. Để rồi, mỗi người khi rời đi, đều tự nhủ sẽ quay trở lại sớm nhất, lâu nhất.
Nguồn: Phát triển bền vững du lịch cộng đồng
Phương Thanh - Văn Thao
baolaichau.vn
- Khánh Hòa đón hơn 10,8 triệu lượt khách lưu trú trong 7 tháng năm 2025
- Lâm Đồng: Đồng chí K’ Mák thăm, tặng quà thương binh K’Rưng tại xã Đinh Trang Thượng
- Tuyên Quang: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế truyền cảm hứng
- Lai Châu: Quản lý, bảo vệ tài sản trường học dịp hè
- Khánh Hòa: Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ AI vào phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- Lâm Đồng kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai...
-
Lai Châu: Ứng dụng nền tảng số quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
-
Vinamilk có 5 nhãn hàng thuộc top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 23/7: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Lai Châu: Chi đoàn BIDV Chi nhánh viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh
-
Taylor Swift, Selena Gomez gây sốt với phong cách thập niên 70
-
Tuyên Quang: Thôn thông minh Khuôn Thống
-
Cuộc sống của ngôi sao "Hoàn Châu cách cách" Lâm Tâm Như
-
Top 10 bản hợp đồng đắt giá nhất mùa hè 2025
-
Diễn viên Lan Phương ly thân chồng Tây sau 1 năm có con thứ 2