Lâm Đồng đối diện khó khăn trong triển khai quy hoạch khoáng sản
Một điểm khai thác cát |
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 quy định, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ được phép triển khai thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điều 62 của Luật Đất đai trên khu vực có khoáng sản đã được phê duyệt tại Quyết định này theo nguyên tắc phải thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, tuân thủ quy định tại Luật Khoáng sản, Luật Quy hoạch và pháp luật có liên quan.
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đặt ra các ràng buộc mạnh mẽ đối với việc triển khai các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các địa phương. Sự hạn chế này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng mà còn tác động đến việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, như Bảo Lộc; Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Di Linh,... do các vị trí khoanh ranh quy hoạch (khu thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản) là rất lớn, ảnh hưởng đến nội dung và kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng; đa phần thuộc khu vực tập trung dân cư đông đúc đã được đầu tư hạ tầng như khu hành chính của các huyện, xã, thị trấn, công trình trụ sở UBND huyện, xã, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ, khu vực sản xuất nông nghiệp,...
Theo quy hoạch, khu vực khai thác, thăm dò khoáng sản bao gồm các khu dân cư đã sinh sống ổn định, nên việc di dời để thực hiện việc khai thác khoáng sản sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân, dẫn đến mất ổn định an ninh, trật tự và an toàn xã hội; thời gian quy hoạch khai thác khoáng sản đến năm 2050 trùng với thời gian quy hoạch xây dựng vùng huyện nên không thể triển khai các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt theo quy định.
Vì vậy, các đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt chỉ phục vụ được công tác quản lý, nhưng chưa phục vụ được việc tổ chức triển khai theo quy hoạch để phát triển kinh tế - xã hội địa phương, do không thể triển khai đầu tư, thu hút đầu tư xây dựng phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn, các khu chức năng theo quy hoạch (vướng nguyên tắc thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trước sau đó mới thực hiện việc hoàn nguyên và triển khai đầu tư, xây dựng).
Trong bối cảnh này, việc triển khai đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Bảo Lâm đang phải tạm ngừng, chờ đợi sự xem xét từ Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan như: Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Không chỉ ở mức địa phương, quy hoạch khoáng sản còn tác động đến việc triển khai quy hoạch tỉnh và các dự án đầu tư công lớn như xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương. Các dự án quan trọng khác như khu dân cư, tái định cư, hệ thống cấp nước đều gặp khó khăn trong việc triển khai do bị ràng buộc bởi quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản.
Tại TP Bảo Lộc, thống kê có tổng cộng 23 tổ dân phố và thôn, trong đó xã ĐamBri có 10 thôn, phường Lộc Tiến có 5 tổ dân phố, phường Lộc Phát có 6 tổ dân phố, Phường 2 có 1 tổ dân phố, xã Lộc Châu có 2 thôn bị ảnh hưởng của ranh quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản theo Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với huyện Bảo Lâm, phần lớn diện tích thuộc quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản là khu trung tâm, khu dân cư sinh sống tập trung, khu hành chính của các xã, thị trấn, đã được đầu tư hạ tầng, công trình như: trụ sở UBND xã, trường học cấp 1, 2, 3, trường mầm non, trạm y tế, bưu điện,... và khu vực đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu của huyện; dân cư tương đối đông (khoảng 65.574 người /122.117 người, chiếm 53,7% dân số).
Còn tại huyện Di Linh có quy hoạch khoáng sản là thiếc, bô xít, Bentonit với tổng diện tích là 8.700 ha. Cụ thể: Thiếc tại xã Tam Bố 3.052 ha, Sơn Điền 968 ha, Liên Đầm 487 ha, Gung Ré 44 ha, Hòa Bắc 35 ha; Bentonit tai xã Gia Hiệp 17 ha; bô xít tại xã Đinh Trang Thượng 487 ha, Tân Thượng 2.104 ha, Tân Lâm 1.506 ha. Với phần lớn là đất lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp và khu dân cư hiện hữu, sơ bộ trong ranh quy hoạch có khoảng 1.150 hộ gia đình với khoảng 4.900 nhân khẩu.
Nguồn: Lâm Đồng đối diện khó khăn trong triển khai quy hoạch khoáng sản
Nguyễn Nghĩa
baolamdong.vn
- Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ