Mặt trái của việc khen con quá đà
Bất cứ khi nào con làm được điều gì đó tuyệt vời, họ sẽ thốt lên “Con làm tốt lắm!”.
Khen ngợi mang lại động lực và lòng tự trọng, nhưng những tác động này không phải lúc nào cũng kéo dài. Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là nuôi dưỡng động lực nội tại cho con.
Là cha mẹ, hẳn nhiên bạn không muốn con trở nên phụ thuộc vào những lời khen ngợi và chỉ được thúc đẩy bởi sự tán dương từ bên ngoài. Thay vào đó, bạn muốn con được thúc đẩy từ bên trong.
Lời khen ngợi hiệu quả, được đưa ra đúng lúc, có thể nuôi dưỡng động lực nội tại, thậm chí giúp con trở nên tự tin, kiên cường và có khả năng tự định hướng.
Ý nghĩa của lời khen đúng lúc
Thật là sốc khi nghe điều này, nhưng khen ngợi quá nhiều có tác động tiêu cực đến con cái chúng ta. Điều này đúng vì nhiều lý do:
Theo Jim Taylor, tác giả cuốn sách “Con bạn đang lắng nghe: 9 thông điệp con cần nghe từ bạn”, việc khen ngợi quá mức sẽ hạ thấp tiêu chuẩn của trẻ. Nói cách khác, những đứa trẻ được khen ngợi liên tục sẽ mất khả năng tự thúc đẩy bản thân tiến bộ.
Nguy hiểm hơn, khen ngợi quá mức cũng khiến con cảm thấy rằng sự tán thành và tình yêu của cha mẹ phụ thuộc vào hiệu suất và thành tích của chúng.
Khen ngợi quá nhiều tạo ra “kẻ nghiện khen ngợi” và khao khát sự tán thành của người khác. Những đứa trẻ này phụ thuộc vào sự đánh giá của người khác hơn là học cách hình thành quan điểm riêng về khả năng của mình.
Khen ngợi quá mức cũng tạo ra áp lực cực độ. Khi trẻ bắt đầu dựa vào sự chấp thuận của người khác, chúng trở nên sợ hãi việc mất đi sự chấp thuận này. Do đó, chúng có thể tránh các hoạt động mang tính thử thách và trở nên tự ti.
Tác động của lời khen chân thành
Khen ngợi quá mức cũng tạo ra áp lực cực độ cho con. (Ảnh: ITN). |
Trẻ em nhạy cảm hơn nhiều so với những gì người lớn nhận ra và chúng thường có thể phân biệt được sự khác biệt giữa lời khen chân thành và lời khen xã giao.
Trong nghiên cứu của mình, hai chuyên gia người Hoa Kỳ Henderlong và Lepper cũng phát hiện khi trẻ nghĩ lời khen của bạn là không chân thành, chúng cho rằng bạn cảm thấy tiếc cho chúng, đang thao túng chúng hoặc không hiểu chúng. Nếu rơi vào trường hợp này, trẻ sẽ làm ngơ lời khen.
Những lời khen ngợi không chân thành không chỉ vô ích mà còn gây tổn hại. Khi trẻ biết mình làm chưa tốt nhưng vẫn được khen ngợi, chúng sẽ thắc mắc tại sao mọi người lại nói dối. Thậm chí chúng cho rằng lời khen ngợi đang được sử dụng để che đậy sự thật chúng không đủ năng lực hoặc có điều gì đó “không ổn” xảy ra với mình.
Ngoài ra, bạn cũng không nên khen ngợi con mình một cách vô tội vạ khiến con nghĩ rằng mình không cần phải cải thiện hoặc cố gắng hơn vào lần sau.
Khi con cái chúng ta học kém, bản năng của chúng ta có thể là khen ngợi chúng để khiến chúng cảm thấy dễ chịu hơn. Những ý định tốt này sẽ phản tác dụng và khiến con cảm thấy tồi tệ hơn, vì vậy hãy chỉ khen ngợi khi nó xứng đáng.
Tránh khen ngợi như một phần thưởng
Lời khen ngợi, mặc dù không hữu hình, nhưng là phần thưởng riêng của nó. (Ảnh: ITN). |
Lời khen ngợi, mặc dù không hữu hình, nhưng là phần thưởng riêng của nó. Lời khen khiến trẻ em - và cả người lớn - tạm thời cảm thấy hài lòng về bản thân và được người khác chấp nhận. Vấn đề là trẻ em có thể trở nên nghiện việc được khen ngợi.
Khi điều này xảy ra, trẻ chỉ muốn làm những công việc sẽ được khen ngợi. Điều này khiến trẻ tránh né những nhiệm vụ đầy thử thách và chỉ theo đuổi những hoạt động mà chúng biết mình sẽ thành công.
Thay vì khen ngợi như một phần thưởng, sẽ hữu ích hơn nếu bạn đưa ra những phản hồi mang tính thông tin về năng lực của con. Ví dụ, bạn có thể nói: “Con đã đạt được 90%”.
Kiểu khen ngợi này làm tăng động lực nội tại vì nó ảnh hưởng đến niềm tin của trẻ về tiềm năng thành công. Lúc này trẻ biết rằng mình đã đạt được 90% và sẽ muốn đạt được 100% vào lần tới.
Các nghiên cứu đã chỉ ra kiểu khen ngợi này tác động tích cực đến động lực nội tại hơn cả việc không khen ngợi và khen ngợi được sử dụng làm phần thưởng (khen ngợi một đứa trẻ để khiến chúng cảm thấy dễ chịu).
Những nghiên cứu trên cho thấy phản hồi về năng lực có thể nâng cao động lực và sự thích thú, đồng thời khiến trẻ sẵn sàng dành nhiều thời gian hơn cho một nhiệm vụ cụ thể.
Nguồn: Mặt trái của việc khen con quá đà
Thủy Kiều
giaoducthoidai.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Thương những mùa ngô
- Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 23/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
- Đượm nồng bếp củi mùa đông
- Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 22/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
- Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 21/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
- "Thư từ Roma": Bài 3 - Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25