Nhà máy Thông minh Đạm Cà Mau: Bước chuyển lớn trong kỷ nguyên số hóa sản xuất
Chuyển mình từ nhà máy hiện đại sang nhà máy thông minh
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 không còn là viễn cảnh xa vời mà đang hiện diện rõ nét trong từng dây chuyền sản xuất, từng quyết định quản trị tại doanh nghiệp. Nắm bắt xu thế ấy, PVCFC đã khởi động Dự án Nâng cấp Nhà máy Thông minh (Giai đoạn 1) tại Nhà máy Đạm Cà Mau, hướng tới mô hình quản lý sản xuất tích hợp, tự động hóa sâu rộng và khả năng ra quyết định dựa trên nền tảng dữ liệu đồng bộ.
Khởi đầu cho giai đoạn này là việc xây dựng một nền tảng dữ liệu số xuyên suốt, kết nối mạch lạc mọi công đoạn từ mua sắm vật tư, tiếp nhận thiết bị, tổ chức sản xuất, thực hiện bảo trì - bảo dưỡng, kiểm soát chất lượng, cho đến kho vận và giao nhận. Nền tảng này sẽ đóng vai trò như trục xương sống, dẫn dắt mọi hoạt động sản xuất và quản trị.
![]() |
PVCFC đã khởi động Dự án Nâng cấp Nhà máy Thông minh (Giai đoạn 1) tại Nhà máy Đạm Cà Mau |
Đặt nền móng cho tương lai
Trọng tâm của giai đoạn đầu là tích hợp toàn bộ dữ liệu từ các hệ thống hiện hữu vào một trung tâm dữ liệu (Data Warehouse). Trên nền tảng đó, PVCFC phát triển hệ thống quản trị tập trung với giao diện trực quan, cho phép cập nhật liên tục theo thời gian thực. Lãnh đạo doanh nghiệp có thể nắm bắt tức thời các chỉ số vận hành, từ đó đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.
Cùng với đó, PVCFC đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực nhân sự thông qua đào tạo bài bản về kỹ năng số, kỹ năng ra quyết định dựa trên dữ liệu và kỹ năng phối hợp trong môi trường số hóa. Trong hành trình chuyển đổi số, yếu tố con người giữ vai trò then chốt.
![]() |
Trọng tâm của giai đoạn đầu là tích hợp toàn bộ dữ liệu từ các hệ thống hiện hữu vào một trung tâm dữ liệu |
Công nghệ theo chuẩn quốc tế
Một điểm nổi bật của dự án chính là việc thiết kế hệ thống công nghệ theo kiến trúc phân tầng ISA-95 (IEC 62264) - tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng rộng rãi trong mô hình nhà máy thông minh. Theo đó, Level 4 đóng vai trò hoạch định kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, tài chính và hậu cần; Level 3 đảm trách quản lý vận hành sản xuất, nơi toàn bộ dữ liệu về vận hành, bảo trì, chất lượng và năng lượng được tích hợp tại Data Warehouse và thể hiện trực quan trên các dashboard điều hành; Level 2 phụ trách giám sát và điều khiển thiết bị, khai thác dữ liệu thời gian thực từ sàn máy để phân tích, cảnh báo sớm và phục vụ công tác bảo trì chủ động.
Chuỗi dữ liệu liền mạch “từ cảm biến đến quyết định” được hình thành, giúp giảm thiểu tình trạng dữ liệu rời rạc, đồng thời nâng cao hiệu quả điều hành và khả năng phản ứng nhanh trước các tình huống phát sinh.
![]() |
Chuỗi dữ liệu liền mạch “từ cảm biến đến quyết định” được hình thành, giúp giảm thiểu tình trạng dữ liệu rời rạc, đồng thời nâng cao hiệu quả điều hành và khả năng phản ứng |
Hiệu quả vận hành và tác động thực tế từ Giai đoạn 1
Theo ông Nguyễn Minh Tâm, Trưởng phòng Chuyển đổi số của PVCFC, khi Giai đoạn 1 hoàn tất, những thay đổi sẽ rất rõ nét. Quy trình vận hành trở nên minh bạch hơn nhờ hệ thống màn hình quản trị trực quan và luôn được cập nhật. Việc giám sát tập trung được thực hiện trên một nền tảng duy nhất, thay thế cho các hệ thống phân tán trước đây. Nhờ dữ liệu tập trung, thời gian báo cáo, phân tích và phản hồi cũng được rút ngắn đáng kể. Không chỉ vậy, khả năng phối hợp liên phòng ban cũng được tăng cường khi dữ liệu được chia sẻ tức thời, giúp các bộ phận như Sản xuất, Bảo trì, Kho vận, An toàn - Môi trường (HSE) và Thương mại hoạt động hiệu quả hơn.
Giai đoạn đầu tiên của dự án mang lại nhiều giá trị cụ thể có thể đo lường được. Hiệu suất thiết bị tăng lên nhờ khả năng giám sát thời gian thực và cảnh báo sớm. Thời gian ngừng máy không kế hoạch được giảm nhờ các công cụ dự đoán và phòng ngừa. Các sai lệch trong chất lượng sản phẩm cũng được kiểm soát tốt hơn nhờ phân tích dữ liệu vận hành và dữ liệu chất lượng một cách đồng bộ.
Đồng thời, PVCFC có thể giám sát mức tiêu hao năng lượng và chi phí nguyên vật liệu theo từng giờ, hướng tới mục tiêu tối ưu hóa chi phí sản xuất. Việc giám sát phát thải khí nhà kính theo thời gian thực cũng từng bước đưa nhà máy tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero.
Về mặt chiến lược, việc xây dựng mô hình nhà máy thông minh giúp tăng năng lực cạnh tranh của PVCFC cả trong nước và quốc tế, từ việc rút ngắn thời gian giao hàng, tăng độ tin cậy, đến khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, minh bạch dữ liệu và mở rộng hoạt động xuất khẩu.
![]() |
Việc xây dựng mô hình nhà máy thông minh giúp tăng năng lực cạnh tranh của PVCFC cả trong nước và quốc tế |
Con người là trung tâm, công nghệ là đòn bẩy
Ông Nguyễn Minh Tâm cho biết, trong hành trình chuyển đổi số, yếu tố con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Nhà máy đã xây dựng lộ trình đào tạo theo từng cấp độ, trong đó nhấn mạnh việc trang bị kỹ năng số cho người lao động, từ sử dụng hệ thống báo cáo, bảng điều khiển, đến khả năng làm việc hiệu quả trên nền tảng số. Đồng thời, kỹ năng phân tích và ra quyết định dựa trên dữ liệu cũng được chú trọng phát triển, bên cạnh khả năng phối hợp giữa các bộ phận trong môi trường số hóa, từ quy trình không giấy tờ, khai báo điện tử đến trao đổi công việc thông qua các nền tảng trực tuyến.
Dù ban đầu vẫn còn những lo ngại từ các cán bộ lâu năm, song nhờ chỉ đạo quyết liệt từ lãnh đạo và chiến lược truyền thông nội bộ hiệu quả, đội ngũ đã dần chuyển từ thế bị động sang chủ động, từ tâm lý lo lắng sang tinh thần làm chủ công nghệ.
![]() |
Nhà máy thông minh là nơi dữ liệu, tự động hóa và con người cùng hòa quyện để tạo nên một tổ chức linh hoạt, hiện đại và bền vững |
Hướng tới Giai đoạn 2 và 3: Từ tối ưu hóa đến trưởng thành số
Khi nền móng số đã vững chắc sau Giai đoạn 1, dự án sẽ tiếp tục tiến bước vào Giai đoạn 2 với mục tiêu triển khai hệ thống điều hành sản xuất tiên tiến, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hoàn thiện nhà kho thông minh và hiện thực hóa mô hình quản trị vận hành theo thời gian thực.
Giai đoạn 3 sẽ là bước phát triển toàn diện, hướng tới việc đánh giá mức độ trưởng thành số của nhà máy theo các tiêu chuẩn quốc tế. PVCFC dự kiến sẽ đưa vào ứng dụng mô hình nhà máy số song sinh (Digital Twin) và tiến hành tái cấu trúc vai trò con người trong hệ sinh thái sản xuất thông minh.
Ông Nguyễn Minh Tâm lần nữa khẳng định, Nhà máy Thông minh không chỉ là câu chuyện về tích hợp công nghệ, mà là hành trình tái cấu trúc toàn diện mô hình vận hành, nơi dữ liệu, tự động hóa và con người cùng hòa quyện để tạo nên một tổ chức linh hoạt, hiện đại và bền vững. Với chiến lược bài bản, nền tảng công nghệ theo chuẩn quốc tế, sự quyết tâm của ban lãnh đạo và tinh thần học hỏi không ngừng từ đội ngũ nhân sự, PVCFC đang cho thấy: Nhà máy Thông minh không còn là khái niệm của tương lai, mà đã và đang hiện diện từng ngày tại Cà Mau - vùng đất tận cùng Tổ quốc nhưng tiên phong trên hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nguồn: Nhà máy Thông minh Đạm Cà Mau: Bước chuyển lớn trong kỷ nguyên số hóa sản xuất
Nguyễn Hiển
petrotimes.vn
- Vinamilk “ Viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động
- PTSC hướng tới hoàn thành vượt mức kế hoạch SXKD năm 2025
- Vinamilk “Mở khóa tự nhiên” tại Green Farm: Mô hình sinh thái truyền cảm hứng doanh nghiệp.
- Vietsovpetro thăm hỏi, tri ân các thương binh, gia đình liệt sĩ
- PVFCCo - Phú Mỹ: Tiên phong đổi mới sáng tạo, bứt phá trong SXKD và chuyển đổi số
-
Vinamilk có 5 nhãn hàng thuộc top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất
-
Tử vi tuần mới (21-27/7/2025): Tuổi Tý năng lượng tràn đầy, tuổi Dậu đạt được mục tiêu
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 23/7: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Diễn viên Lan Phương ly thân chồng Tây sau 1 năm có con thứ 2
-
Nhà máy Thông minh Đạm Cà Mau: Bước chuyển lớn trong kỷ nguyên số hóa sản xuất
-
Taylor Swift, Selena Gomez gây sốt với phong cách thập niên 70
-
Top 10 bản hợp đồng đắt giá nhất mùa hè 2025
-
Hoa hậu Ý Nhi hóa 'nàng thơ' dịu dàng, nhan sắc gây sốt mạng xã hội
-
Dàn mỹ nhân đình đám quốc tế từng diện đồ của nhà thiết kế Công Trí