Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

04:00 | 13/07/2024

|
Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
An Giang có 3 bệnh viện nhận giải thưởng Bạch Kim của Hội Đột quỵ thế giớiAn Giang có 3 bệnh viện nhận giải thưởng Bạch Kim của Hội Đột quỵ thế giới
Chính thức ra mắt chi Hội Bệnh nhân Bạch Biến Việt NamChính thức ra mắt chi Hội Bệnh nhân Bạch Biến Việt Nam
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây bệnh bạch hầu dưới kính hiển vi.
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây bệnh bạch hầu dưới kính hiển vi.

Căn cứ tiểu mục 1.4, mục II, Quyết định 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020 Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu quy định người tiếp xúc gần cụ thể như sau:

Là người có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định trong thời kỳ mắc bệnh hoặc với người lành mang trùng bao gồm:

Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà; học sinh cùng lớp, cùng trường, cùng nhóm học tập; nhóm trẻ hàng xóm, anh em họ hàng cùng chơi với nhau; người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc; những người ngủ cùng, ăn cùng nhau, dùng chung các đồ vật ăn uống sinh hoạt trong bất cứ tình huống nào;

Người trong cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, trung tâm bảo trợ xã hội, doanh trại quân đội; người ngồi cùng hàng và trước hoặc sau hai hàng ghế trên cùng một phương tiện giao thông (tàu, xe ô tô, máy bay, tàu thủy…); người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ y tế không sử dụng trang phục phòng chống lây nhiễm trong khi khám, điều trị, chăm sóc, điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm;

Tất cả các trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định/người lành mang trùng trong các trường hợp khác (hôn nhau, quan hệ tình dục …).

Ngoài ra, đối với người tiếp xúc gần có quy định tại tiểu mục 2, mục IV, Quyết định 3593/QĐ-BYT, Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu cần: Lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần.

Tổ chức cách ly tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe người tiếp xúc gần trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh. Hướng dẫn người tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế. Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc gần để xét nghiệm.

Quyết định 3593/QĐ-BYT quy định rõ đối tượng tiếp xúc gần trong phòng chống bệnh bạch hầu bao gồm người sống cùng nhà, học sinh, đồng nghiệp, người di chuyển cùng phương tiện, và người chăm sóc bệnh nhân. Xác định và cách ly kịp thời là cần thiết.

Nguồn: Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Kim Quyên

laodongthudo.vn