Việt Nam "rộng đường" phát triển tài chính xanh
Lợi ích mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thu được từ tài chính xanh là vô cùng lớn. |
Thời gian qua, thị trường trong nước đã chứng kiến làn sóng về nhu cầu đối với các sản phẩm xanh như trái phiếu xanh, quỹ đầu tư xanh và khoản vay xanh. Các sản phẩm này đã giúp các doanh nghiệp thêm cơ hội tiếp cận vốn để phát triển, đầu tư các dự án xanh, bền vững.
Lợi ích mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thu được từ tài chính xanh là vô cùng lớn. Cụ thể: Thứ nhất, việc áp dụng tài chính xanh mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp tuân thủ tiêu chuẩn Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG). Điều này giúp nhà đầu tư nâng cao uy tín.
Thứ hai, với tài chính xanh, doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi tốt hơn. Các dự án bền vững thường được hưởng lợi từ các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp hoặc được giảm thuế, giúp giảm chi phí và đẩy nhanh tiến độ phát triển.
Thứ ba, việc đầu tư xanh giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro tốt hơn trong dài hạn, đặc biệt là về mặt pháp lý và môi trường.
Tài chính xanh là tương lai của Việt Nam. (Ảnh: Hoàng Anh) |
Về phía Chính phủ, các nguồn lực tài chính để thúc đẩy tăng trưởng xanh đã được xác định rõ trong Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 -2030, bao gồm nguồn ngân sách nhà nước, khu vực tư nhân, hỗ trợ quốc tế và các nguồn vốn cộng đồng khác.
Đặc biệt, vấn đề huy động nguồn lực tài chính và thúc đẩy đầu tư cho tăng trưởng xanh cũng là một định hướng được chú trọng trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 (Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022). Trong đó, Chiến lược nêu rõ quan điểm, mục tiêu về cân đối nguồn lực phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cơ hội cho tài chính xanh tại Việt Nam đang rộng mở. (Nguồn: VP Bank) |
Còn chiến lược tài chính đến năm 2030 cũng đề ra những giải pháp hướng đến huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho các hoạt động kinh tế xanh và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển thị trường vốn, thị trường bảo hiểm xanh…
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đánh giá, tại Việt Nam, hệ thống quy định pháp lý về tín dụng xanh, trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh đã được ban hành khá đầy đủ theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế.
Ông nhận thấy, cơ hội cho tài chính xanh tại Việt Nam đang rộng mở. Các cam kết, nguồn vốn quốc tế cho tăng trưởng xanh đã sẵn sàng.
Doanh nghiệp nên đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh hoặc phát triển sản phẩm có tính thân thiện với môi trường. (Nguồn: FPT) |
Còn ông Lim Dyi Chang, Giám đốc cấp cao khối khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng UOB Việt Nam thì khẳng định: “Tài chính xanh là yếu tố bản lề, then chốt và là tương lai của Việt Nam”.
“Doanh nghiệp nên đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh hoặc phát triển sản phẩm có tính thân thiện với môi trường. Điều này giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, đồng thời, tạo ra doanh thu bền vững và thúc đẩy sự phát triển kinh doanh”, TS. Nguyễn Kiều Lan Phương, Giảng viên, nghiên cứu viên tại Viện Ứng dụng công nghệ và Phát triển bền vững (Trường đại học Nguyễn Tất Thành) đưa ra lời khuyên.
Trong tương lai, để doanh nghiệp, nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội từ tài chính xanh, TS. Nguyễn Kiều Lan Phương cho rằng, Chính phủ cần thúc đẩy các chính sách thuế và phát hành trái phiếu xanh để hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp giảm đến mức thấp nhất lượng phát thải carbon.
Cần khuyến khích doanh nghiệp giảm đến mức thấp nhất lượng phát thải carbon. (Nguồn: VioT Group) |
Song song với đó là hướng dẫn người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng nhằm tăng thu nhập cho các hộ gia đình thông qua hệ thống bán tín chỉ carbon; đơn giản hóa thủ tục hành chính để doanh nghiệp dễ dàng tham gia thị trường giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất.
Ngoài ra, bà Lan Phương nhìn nhận, Chính phủ cần hướng doanh nghiệp trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp xanh, thay vì tập trung quá mức vào tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Sự đồng hành của Chính phủ sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng triệt để những cơ hội từ tài chính xanh, tăng cường đầu tư và phát triển bền vững. |
Cần ban hành các quy định bắt buộc các công nghệ tài chính (Fintech) như: Momo, VNPay, Finhay… Và phải có công cụ đo lường mức độ phát thải carbon, có chính sách/công cụ hỗ trợ người dùng hoán đổi lượng khí thải carbon tiết kiệm được thành các voucher/code khuyến mãi…
Sự đồng hành của Chính phủ sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng triệt để những cơ hội từ tài chính xanh, tăng cường đầu tư và phát triển bền vững.
“Cơ hội cho tài chính xanh tại Việt Nam đang rộng mở. Các cam kết, nguồn vốn quốc tế cho tăng trưởng xanh đã sẵn sàng” - TS. Cấn Văn Lực |
Nguồn:Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh
Ngọc Minh
baoquocte.vn
- Tận mục chậu lan dát vàng gần 4 tỷ gây sốt thị trường
- Việt Nam có những yếu tố nào để đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025?
- Hàng Việt chiếm hơn 80% tại các cửa hàng, siêu thị trong dịp cận kề Tết
- Hà Nội sẽ thanh tra loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử
- Vượt kỳ vọng, GDP năm 2024 tăng 7,09%
-
Công ty Cổ phần VPickleball Việt Nam ra mắt phần mềm ứng dụng VPickleball phiên bản Beta
-
PVcomBank gia tăng ưu đãi cho chủ thẻ Mastercard trong dịp năm mới 2025
-
PV Power 2024: Vượt kế hoạch lợi nhuận năm thứ 6 liên tiếp từ khi cổ phần hóa
-
Vinamilk mở đầu năm 2025 với loạt giải thưởng về thương hiệu, đổi mới sáng tạo
-
Dự báo thời tiết ngày mai (14/1): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng xảy ra băng giá và sương muối; các khu vực ngày nắng
-
Xuân Son được tặng ô tô tiền tỷ
-
PVcomBank đóng góp 10 tỷ đồng hỗ trợ “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho tỉnh Quảng Trị
-
Phân bón Cà Mau trao tặng gạo đến nhiều bếp ăn từ thiện tại Đồng bằng sông Cửu Long
-
Petrovietnam chung tay hỗ trợ Tết vì người nghèo tại huyện Kim Động