Dịch vụ kỹ thuật dầu khí: Hành trình vươn xa
Bối cảnh, vai trò của ngành dịch vụ trong các hoạt động dầu khí
Ngày 26/6/1986, tấn dầu thô đầu tiên được Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro khai thác từ mỏ Bạch Hổ tại thềm lục địa Việt Nam, đã ghi danh Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới. Dầu khí Việt Nam bắt đầu góp phần quan trọng vào khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, cấm vận. Cùng với Nghị quyết số 15-NQ/TW (ngày 7/7/1988) của Bộ Chính trị, luồng sinh khí mới này đã đưa hoạt động dầu khí Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Nhiều công ty dầu khí phương Tây bắt đầu trở lại Việt Nam với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ngày càng nhộn nhịp. Từ đó, những cơ sở dịch vụ dầu khí đầu tiên được xây dựng; nền móng của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam được hình thành.
Khoảng thời gian 16 năm sau đó, ngành Dầu khí Việt Nam có những bứt phá về mô hình tổ chức và hoạt động, trở thành một tổ chức sản xuất kinh doanh - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nhiều công ty dầu khí hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam. Với nhiều mỏ mới được phát hiện, sản lượng dầu khí tăng nhanh, ngành công nghiệp khí Việt Nam phát triển mạnh với ba hệ thống đường ống dẫn khí ở các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay - Thổ Chu. Các công trình chế biến dầu khí ra đời; các loại hình cũng như các cơ sở dịch vụ dầu khí bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ.
Những ngày đầu xây dựng cảng dầu khí |
Kế thừa những thành quả đạt được trong lĩnh vực dịch vụ thời kỳ Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, dịch vụ dầu khí giai đoạn Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (1990-2006) đã trưởng thành nhanh chóng, phát triển toàn diện trở thành ngành công nghiệp dịch vụ, ở cả thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Thời kỳ này đánh dấu bước ngoặt phát triển đa dạng dịch vụ dầu khí, mở đầu bằng việc thành lập Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) trên cơ sở sáp nhập Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (GPTS) và Công ty Dịch vụ Dầu khí (PSC), vào ngày 9/2/1993. Đây là một quyết định chiến lược đúng đắn xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn khách quan của yêu cầu sản xuất, kinh doanh, nhằm đáp ứng tốt hơn sự phát triển của thị trường.
Trong những năm tiếp theo, PTSC đã nhanh chóng có sự phát triển vượt bậc, trở thành đơn vị dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu của ngành dầu khí nói riêng, của đất nước nói chung; đã làm chủ, trực tiếp thực hiện gần như toàn bộ các công đoạn của ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi, từ khảo sát, thiết kế, chế tạo, đấu nối, chạy thử, lắp đặt đến vận hành, bảo dưỡng các công trình dầu khí, cùng với dịch vụ cung cấp và vận hành các kho nổi chứa, xuất dầu thô... cho thị trường trong nước và dần vươn ra thế giới.
Cũng trong chặng đường phát triển chuyên sâu hóa các dịch vụ dầu khí, từ hạt nhân PTSC, Petrovietnam đã tách một số bộ phận của PTSC để làm nòng cốt thành lập mới các công ty dịch vụ chuyên ngành lớn như: Công ty Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) tháng 11/2001; Công ty Vận tải Dầu khí (PV Trans) năm 2001; hoặc để làm nòng cốt tái tổ chức lại các công ty dịch vụ dầu khí quan trọng như: Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim), năm 1994; Công ty Dịch vụ Du lịch Dầu khí (PETROSETCO), năm 1996; Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ (PDC), năm 2001,…
Cảng dịch vụ dầu khí Vũng Tàu năm 1990 |
Sau 30 năm kể từ 1993, công tác phát triển dịch vụ dầu khí của các đơn vị thành viên Petrovietnam đã hoàn toàn chinh phục thị trường trong nước, đồng thời triển khai ra thị trường quốc tế với nhiều thành tích vượt trội. Giai đoạn 5 năm từ 2016-2020, doanh thu từ lĩnh vực dịch vụ dầu khí đạt 895 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 55,1 nghìn tỷ đồng; Tăng trưởng dịch vụ lên đến 9%, chiếm 30 - 40% tổng doanh thu của Petrovietnam. Trong đó, giá trị các hợp đồng cung cấp cho nước ngoài chiếm trên 60% doanh thu dịch vụ toàn Tập đoàn. Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, uy tín và thương hiệu của các đơn vị dịch vụ PTSC, PV Drilling, PV Trans, PVI... ngày càng được khẳng định, đem lại doanh thu ngoại tệ lớn cho đất nước, đồng thời cũng là tiền đề vững chắc cho những kế hoạch đầu tư ra nước ngoài trong tương lai.
Bước phát triển mới của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao
Thực tế lịch sử cho thấy, trước mỗi bước chuyển mình sang một giai đoạn phát triển mới, ngành Dầu khí luôn phải đối mặt và bằng mọi nỗ lực vượt qua một giai đoạn thử thách cam go. Giai đoạn 2020 - 2023 chính là một bước chuyển mình như vậy.
Ba năm diễn ra đại dịch COVID-19, bối cảnh địa chính trị, kinh tế thế giới liên tục có những biến động phức tạp, khó lường. Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, giá nguyên vật liệu, nhiên liệu đầu vào và chi phí vận tải tăng cao. Khối lượng công việc, dự án trong nước ngày càng khan hiếm. Đa số các dự án phải dừng, giãn trong vài năm qua chưa thực sự “chạy” trở lại, hoặc khá chậm; trong khi công tác phát triển dịch vụ ra nước ngoài gặp cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, năm 2023 cũng mang lại một bước khởi sắc đầy thuận lợi đối với các dự án thăm dò khai thác thượng nguồn, khi Luật Dầu khí mới bắt đầu có hiệu lực, tạo đòn bẩy cho sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí.
Chế tạo giàn khoan tại Cảng hạ lưu PTSC Vũng Tàu. |
Trước những khó khăn, thuận lợi đan xen, lãnh đạo Petrovietnam đã nhấn mạnh vai trò của chuỗi giá trị dịch vụ là đặc biệt quan trọng trong toàn chuỗi giá trị ngành dầu khí, cần được phát triển cả về chiều dọc và chiều ngang, đi theo hệ sinh thái để mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.
Nhằm nối lại những mối liên kết còn lỏng lẻo, đứt gãy trong hệ thống, cũng như tạo ra sự gắn kết để phát huy nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh..., Petrovietnam đã nghiên cứu, xây dựng danh mục sản phẩm, dịch vụ chiến lược nhằm tập trung nguồn lực, tổ chức thực hiện.
Từ đó, các chuỗi giá trị của Tập đoàn ngày càng khẳng định hiệu quả, giúp tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tiêu biểu trong chuỗi giá trị là hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa PV GAS và PVOIL về sản xuất thành phẩm xăng nền, dầu diesel để đưa ra thị trường, nâng cao giá trị gia tăng của cả hai bên từ việc chế biến sản phẩm dầu khí, tăng nguồn cung xăng dầu cho thị trường. Hay như Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) chuỗi khí-điện-cảng dịch vụ giữa PV GAS, PV Power và PTSC; thỏa thuận hợp tác chuỗi cung ứng các hoạt động dịch vụ trong ngành giữa PVCollege, PV Power, PVChem…
Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam nhận định: Lĩnh vực dịch vụ dầu khí của Petrovietnam trong những năm qua không những đáp ứng tối đa thị trường ngành dầu khí, các ngành công nghiệp trong nước, mà còn mở rộng cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí của Việt Nam ra nước ngoài, đảm bảo đúng mục tiêu phát triển đã được Bộ Chính trị định hướng, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các đơn vị dịch vụ đã từng bước khẳng định vị thế của mình về khả năng cũng như năng lực không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra khu vực và thế giới.
Từ những chiến lược, quyết sách táo bạo, quyết liệt triển khai mở rộng, phát triển dịch vụ sang các thị trường nước ngoài, trong những năm trở lại đây, các đơn vị dịch vụ của Petrovietnam đã liên tục đấu và thắng thầu nhiều dự án có quy mô và giá trị lớn cho cả trong nước lẫn quốc tế. Điển hình như PV Drilling, từ một đơn vị gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn giá dầu sụt giảm mạnh, nay đã thành công trong việc đưa 6/6 giàn khoan sở hữu cung cấp cho thị trường khoan khu vực như Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Brunei,… được các khách hàng đánh giá cao về năng lực cạnh tranh. PVTrans với đội tàu 52 chiếc các loại, tổng trọng tải đạt hơn 1,4 triệu DWT, hiện đang hoạt động trên các tuyến quốc tế với tỷ trọng khoảng 90% tại thị trường châu Á, Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Đông... và đang chuyển dịch sang phân khúc thị trường có tiêu chuẩn cao hơn như Mỹ, châu Âu. Và không thể không kể đến đơn vị chủ lực của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí, PTSC, đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ ra thị trường nước ngoài như khu vực Trung Đông, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan… và sớm trở thành một thương hiệu mạnh tại thị trường khu vực.
Nổi bật lên là một trong những doanh nghiệp tiên phong đổi mới của Petrovietnam, PTSC còn chủ động tìm kiếm, nắm bắt cơ hội kinh doanh trong xu hướng chuyển dịch năng lượng để phát triển các sản phẩm mới, mở rộng cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi. Vừa qua, PTSC đã trở thành nhà đầu tư đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp phép triển khai các hoạt động khảo sát phục vụ phát triển dự án điện gió ngoài khơi - xuất khẩu điện sạch sang Singapore, mở ra bước ngoặt phát triển lĩnh vực hoạt động của Petrovietnam trong kỷ nguyên năng lượng mới.
PTSC tổ hợp hoàn thiện chân đế trụ điện gió cho khách hàng Ørsted. |
Đồng chí Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng đánh giá, ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí, đi đầu là PTSC, đang làm chủ một khâu rất khó và phức tạp trong thiết kế, chế tạo các thiết bị điện gió ngoài khơi mà trên thế giới không có nhiều doanh nghiệp đủ năng lực làm được. PTSC đã tìm tòi và tìm ra hướng đi có tính lịch sử trong phát triển điện gió ngoài khơi, đã khẳng định vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trong chuyển đổi khoa học công nghệ lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Ý nguyện, tầm nhìn chiến lược thiên tài của Bác về phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến nay đã trở thành hiện thực. Ngành Dầu khí Việt Nam từ thuở sơ khai ban đầu đã trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước, không những góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, mà còn góp phần khẳng định năng lực, trình độ của những kỹ sư, lao động ngành dầu khí Việt Nam có thể tự hào sánh ngang với các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngành Dầu khí thực hiện ý nguyện của bác Hồ, ôn lại những chặng đường lịch sử phát triển đáng tự hào của ngành Dầu khí Việt Nam, chúng ta càng thêm khâm phục tầm nhìn thiên tài của Bác, cũng càng nhận thức được trách nhiệm to lớn đối với Đảng, với đất nước để tiếp tục xây dựng ngành công nghiệp dầu khí phát triển ổn định, bền vững, tiến tới phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng hàng đầu đất nước, đủ tiềm lực và bản lĩnh vươn ra thị trường thế giới, xứng đáng với sự kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời./.
Nguồn: Dịch vụ kỹ thuật dầu khí: Hành trình vươn xa
Trúc Lâm
petrotimes.vn
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 24/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Messi: ‘Đội hình Barca hiện tại thật phi thường’
-
4 nhóc tỳ đáng yêu, kháu khỉnh nhà Vân Trang
-
Cuộc sống của Thanh Thanh Hiền trong nhà vườn nghìn mét vuông
-
Nam vương Tuấn Ngọc xuất sắc lọt Top 5 Dự án Nhân ái tại Mr World 2024
- Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
- Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
- PV GAS giới thiệu các nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
- PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới
- Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
- Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
- PV GAS thực hiện các chương trình phát triển tổ chức cơ sở đảng
- Gas Shipping: Sức mạnh từ văn hóa doanh nghiệp
- BSR ứng phó như thế nào khi biên lợi nhuận ngành lọc dầu thu hẹp?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026