Giá tiêu hôm nay 24/7: Tiêu Ấn Độ quay đầu tăng, giá hạt tiêu dự kiến giữ ở mức cao trong quý III/2021
![]() |
Giá tiêu hôm nay 24/7 trong khoảng 72.500 - 75.000 đồng/kg. Sau phiên giảm hôm qua, giá tiêu Ấn Độ quay đầu tăng nhẹ. |
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 75.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.000 đồng/kg. Sáng nay giá tiêu ổn định so với cùng thời điểm sáng hôm qua.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ tăng 694,25 rupee/tạ, ở mức 41.825 rupee/tạ. Sau phiên giảm hôm qua, giá tiêu Ấn Độ quay đầu tăng nhẹ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 22/7/2021 đến ngày 28/7/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 311,39 VND/INR.
Thị trường hạt tiêu thế giới được dự báo sẽ diễn ra sôi động trong quý III/2021. Thị trường kỳ vọng nhu cầu tăng sau khi Mỹ và các nước châu Âu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Giá hạt tiêu dự kiến sẽ giữ ở mức cao do nguồn cung từ Brazil, Indonesia và Việt Nam giảm.
Với thị trường trong nước, báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, do ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 và giá cước phí vận chuyển quá cao, sức mua của doanh nghiệp hạn chế, hàng tồn kho ở mức cao, lượng hạt tiêu trong dân còn khá nhiều. Điều này khiến giá thu mua hạt tiêu trong nước giảm.
Mức giảm mạnh nhất 3,4% ở huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai; mức giảm thấp nhất 1,3% ở hầu hết các vùng sản xuất. Giá hạt tiêu đen trong nước dao động quanh mức 72.000 – 75.500 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng ở mức 113.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg (tăng 1,8%) so với cuối tháng 6/2021 và tăng mạnh so với 66.500 đồng/kg cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu tháng 6/2021 ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 2/2018.
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hạt tiêu khá ổn định cảu Việt Nam. Trên thực tế, thị trường Hoa Kỳ luôn nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam với điều kiện CNF - người bán sẽ trả tiền vận chuyển, với tất cả rủi ro về chi phí vận chuyển đều do doanh nghiệp Việt Nam chịu. Thời hạn ký hợp đồng giao hàng luôn luôn dao động từ 1 tháng trở lên.
Do đó doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn hàng nhưng với khâu vận chuyển thì gặp khó khăn trong bối cảnh diễn biến dịch Covid-19 phức tạp. Trong ngắn hạn, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 lần thứ 4.
Văn Thanh
kinhtedothi.vn
- Doanh nghiệp không được khuyến mại quá 50% giá bán từ ngày mai (1/7)
- Đề xuất hộ kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm được miễn thuế
- Bộ Công Thương tăng biện pháp bảo vệ ngành sản xuất trong nước
- Giá xăng dầu trong nước tăng mạnh
- Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số
- Giải bài toán rủi ro trong ngành vàng trang sức
- "Cuộc chiến" không ngưng nghỉ với hàng giả, nông phẩm bẩn để bảo vệ sức khỏe người dân
- Hà Nội: Thu giữ hàng nghìn sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm nhập lậu tại phố Bạch Mai
- Rút công bố mỹ phẩm: Lối thoát hợp pháp cho sản phẩm không đạt chuẩn?
- Hàng loạt cửa hàng đóng cửa tại “thủ phủ” bánh kẹo La Phù
- “Cuộc chiến” dai dẳng với hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử
-
Cuộc phiêu lưu đến Thị Trấn Bohemian Trong Lòng Núi Lửa đầy đặc sắc cùng The Hidden Book 2025
-
Vinamilk Green Farm - từ "resort cho bò" đến hộp sữa đạt chuẩn quốc tế
-
Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh
-
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
-
Allday Project – Thế lực mới của Kpop với đội hình “full option”
-
CLB Thép Xanh Nam Định lên tiếng về tin đồn đổi tên
-
Hà Giang: Mỗi cột mốc là một trang viết không quên
-
Phim đua xe "F1" của Brad Pitt bứt tốc dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ
-
Ngành bán lẻ trở lại đường đua - Việt Nam trong dòng hồi phục toàn cầu