Giá vàng hôm nay 15/7: Tăng giá mạnh, vàng được dự báo lên 2.000 USD/Ounce

08:07 | 15/07/2021

|
Trong bối cảnh đồng USD mất giá sau tuyên bố của FED rằng lạm phát Mỹ tăng kỷ lục 13 năm chỉ là tạm thời, giá vàng hôm nay đã tăng vọt lên mức cao nhất hơn 1 tháng.
Giá vàng hôm nay 14/7: Dữ liệu kỷ lục từ Mỹ, vàng quay đầu giảmGiá vàng hôm nay 14/7: Dữ liệu kỷ lục từ Mỹ, vàng quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay 13/7: Lấy đà tăng nhẹGiá vàng hôm nay 13/7: Lấy đà tăng nhẹ

Tính đến đầu giờ sáng ngày 15/7, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.826,77 USD/Ounce.

So với đầu năm 2021, giá vàng thế giới đã giảm khoảng 183 USD. Quy theo giá USD ngân hàng, chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới giao ngay có giá 50,89 triệu đồng/lượng, thấp hơn khoảng 6,55 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC trong nước.

Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 9/2021 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.825,9 USD/Ounce, tăng khoảng 15 USD/Ounce trong phiên.

Giá vàng hôm nay 15/7: Tăng giá mạnh, vàng được dự báo lên 2.000 USD/Ounce

Giá vàng ngày 15/7 tăng vọt chủ yếu do đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu Mỹ giảm.

Đồng bạc xanh quay đầu giảm giá sau khi Chủ tịch FED Jerome Powell trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ đã một lần nữa khẳng định lạm phát chỉ là tạm thời và ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục tiếp cận chính sách tiền tệ một cách thận trọng.

“Lạm phát đã gia tăng đáng kể và có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới trước khi được điều chỉnh. Lạm phát đang tạm thời được thúc đẩy bởi các hiệu ứng cơ bản như giá cả đang trở lại mức bình thường, sau thời gian nền kinh tế rơi vào suy thoái vì Covid-19", ông Powell nói

Trước đó, theo dữ liệu được công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ là 5,4%, vượt xa các con số dự báo được đưa ra trước đó, và là mức tăng cao nhất trong 13 năm gần đây, kể từ tháng 8/2008, thời điểm trước cuộc khủng tài chính. Và nếu loại đi giá thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tháng 6/2021 của Mỹ đã tăng 4,5% vượt xa mức dự báo tăng 3,8% và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 9/1991.

Ghi nhận cùng thời điểm, chỉ số đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chính, đứng ở mức 92,365 điểm, giảm 0,42%.

Giá vàng hôm nay tăng mạnh còn do lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm, qua đó làm giảm chi phí cơ hội cho việc nắm giữ các tài sản đảm bảo không sinh lời như vàng.

Ngoài ra, giá vàng ngày 15/7 còn được thúc đẩy bởi sự đi xuống của thị trường chứng khoán và những lo ngại xung quanh diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19.

Will Rhind, Giám đốc điều hành của GraniteShares, nhận định rằng, nếu lạm phát Mỹ tiếp tục có chiều hướng gia tăng và không hạ nhiệt vào cuối năm nay, giá vàng có thể dễ dàng đạt mức 2.000 USD/Ounce trước khi bước sang năm 2022.

Tại thị trường trong nước, ghi nhận cùng thời điểm, giá vàng 9999 hiện được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh đứng ở mức 56,65 – 57,40 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Trong khi đó, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết tại Hà Nội ở mức 56,75 – 57,35 triệu đồng/lượng. Còn tại Phú Quý SJC, giá vàng 9999 được niêm yết tại Hà Nội ở mức 56,92 – 57,35 triệu đồng/lượng. Cùng thời điểm, giá vàng SJC được Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 56,94 – 57,34 triệu đồng/lượng.

Nguồn: Giá vàng hôm nay 15/7: Tăng giá mạnh, vàng được dự báo lên 2.000 USD/Ounce

Minh Ngọc

petrotimes.vn