Phát triển Côn Đảo thành khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hóa-lịch sử-tâm linh tầm cỡ quốc tế
Phát triển Côn Đảo trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hóa - lịch sử - tâm linh chất lượng cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế |
Theo Quyết định, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Côn Đảo, bao gồm 16 hòn đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích đất nổi khoảng 75,78 km2, diện tích mặt biển thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo khoảng 140,00 km2 và vùng biển xung quanh các đảo. (Diện tích cụ thể sẽ được xác định trong quá trình lập đồ án, đảm bảo thống nhất với ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển và phạm vi bảo tồn biển thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo).
Thời hạn quy hoạch giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030, giai đoạn dài hạn đến năm 2045.
Quyết định đặt mục tiêu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo phù hợp định hướng phát triển du lịch, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, khai thác và bảo vệ sinh thái Vườn quốc gia, hướng tới phát triển Côn Đảo trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hóa - lịch sử - tâm linh chất lượng cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có thương hiệu, sức cạnh tranh cao.
Đồng thời điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo để đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tạo điều kiện khả thi để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển dân cư, du lịch với các yêu cầu về bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, bảo vệ tài nguyên và sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng. Hướng tới phát triển Côn Đảo trở thành khu du lịch có thương hiệu, sức cạnh tranh cao, mang đậm đặc trưng văn hóa lịch sử, gắn với các khu đô thị xanh, thông minh.
Về dự báo phát triển sơ bộ: Dự kiến quy mô dân số tối đa đến năm 2030 đạt khoảng 15.000 người; đến năm 2045 đạt khoảng 25.000 người (chưa bao gồm dân số quy đổi từ khách du lịch).
Côn Đảo có quỹ đất hạn chế, do đó, quy mô đất đai để xây dựng, phát triển khu dân cư và du lịch cần được cân nhắc để khai thác sử dụng hiệu quả. Quy mô dân số, đất đai và khách du lịch cần được dự báo trên cơ sở đánh giá quỹ đất, điều kiện hạ tầng kỹ thuật và các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại Côn Đảo. (Việc phân tích, đánh giá, dự báo cụ thể quy mô dân số, khách du lịch và đất đai xây dựng theo từng giai đoạn được nghiên cứu, đề xuất trong quá trình nghiên cứu đồ án quy hoạch).
Tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại Côn Đảo
Để đạt được mục tiêu đề ra, Quyết định cũng nêu rõ các yêu cầu trọng tâm đối với điều chỉnh quy hoạch chung gồm: Rà soát tổng thể về nội dung quy hoạch chung đã được phê duyệt. Phân tích và đánh giá các nội dung của Quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo đã được phê duyệt năm 2011 trên cơ sở tình hình, thực tiễn phát triển dân cư, du lịch tại Côn Đảo; rà soát các dự án, quy hoạch trên địa bàn đã được lập và phê duyệt; định hướng phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật và xã hội với xu hướng phát triển thực tế hiện nay.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất cấu trúc dân cư - du lịch, làm cơ sở đề xuất điều chỉnh định hướng phát triển không gian, tổ chức hệ thống trung tâm, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật tại Côn Đảo phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch, bảo vệ di tích và môi trường sinh thái tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đề xuất các giải pháp về thiết kế đô thị để quản lý phát triển theo quy hoạch.
Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện quy hoạch, phân kỳ hợp lý, gắn với nguồn lực thực hiện. Lựa chọn các chương trình và các dự án chiến lược cần ưu tiên đầu tư có tính khả thi cao, có tính linh hoạt, đáp ứng các nhu cầu phát triển theo từng giai đoạn, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại Côn Đảo.
Cùng với đó, thống nhất về dữ liệu, dự báo, định hướng phát triển và những nội dung liên quan với Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch ngành, quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.
Khánh Linh
chinhphu.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân