Quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo của thế giới đang gặp trở ngại gì?
![]() |
![]() |
![]() |
Vẫn còn có quá nhiều trở ngại cản trở quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Hình minh họa |
"Hiện nay, thế giới đang đốt nhiều liệu hóa thạch hơn bao giờ hết, làm cho lượng khí thải của năng lượng toàn cầu tăng cao. Và năng lượng tái tạo vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày nhiều này”, ông Rana Adib Giám đốc điều hành REN21 tuyên bố trong một bài thông cáo.
Cần đáp ứng 1.000 GW mỗi năm
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng đã đạt mức kỷ lục khi tăng thêm 1.1% vào năm 2023.
Tại Hội nghị COP28 diễn ra ở Dubai, thế giới đã đạt được thỏa thuận “chuyển đổi” từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và tăng công suất năng lượng tái tạo lên gấp 3 lần vào năm 2030, “tạo ra một sự thúc đẩy mới và kích thích tham vọng lớn hơn".
Mặc dù, 473 GW công suất sản xuất điện tái tạo mới vào năm 2023 đã là "kỷ lục mới", nhưng con số này "không đủ so với 1.000 GW cần thiết hằng năm để đạt được các cam kết toàn cầu về khí hậu và phát triển bền vững”, theo ước tính của các chuyên gia REN21.
Hiện nay, năng lượng sạch đã bao gồm cả điện tái tạo cũng không thể “thay thế than, dầu và khí đốt với tốc độ cần thiết” để ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu, các chuyên gia này cho biết thêm.
Các nước đang phát triển chịu thua thiệt
“Mức tiêu thụ năng lượng tái tạo đã tăng 58% trong giai đoạn 2012-2022, nhưng trong giai đoạn này, nhu cầu năng lượng toàn cầu cũng tăng lên 16%”, chủ yếu là tăng năng lượng hóa thạch, theo REN21. Vì vậy, “khoảng 65% năng lượng tiêu thụ tăng trưởng trong giai đoạn 2012-2022” đến từ than, dầu và khí hóa thạch.
Trong khi, việc cấp vốn cho quá trình chuyển đổi và thích nghi với khí hậu sẽ là vấn đề then chốt tại Hội nghị COP29 kế tiếp vào cuối năm ở Azerbaijan, thì REN21 lại cho rằng hệ thống tài chính toàn cầu tiếp tục gây khó khăn cho các nước đang phát triển. Các dự án năng lượng tái tạo ở nhóm nước này "đắt hơn nhiều", với mức vốn lên đến 10%, trong khi đó ở các nước phát triển con số này chỉ có 4%.
REN21 cũng đặt câu hỏi về các “trở ngại đáng kể” như chậm trễ trong việc cấp phép và kết nối các dự án năng lượng tái tạo vào mạng lưới điện chung.
Theo REN21, trên quy mô toàn cầu, “3.000 GW dự án năng lượng tái tạo vẫn chưa được phát triển vào năm 2023 do cơ sở hạ tầng lưới điện không đáp ứng được, không đủ nguồn tài chính và cấp phép chậm trễ”.
Nguồn: Quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo của thế giới đang gặp trở ngại gì?
Nh.Thạch
nangluongquocte.petrotimes.vn
- Thị trường dầu mỏ thắt chặt bất chấp nguồn cung gia tăng
- Châu Âu đã sẵn sàng cho nhu cầu khí đốt tăng cao?
- Aramco nỗ lực mở rộng sang thị trường LNG toàn cầu
- Nghị viện EU thông qua mục tiêu nới lỏng lưu trữ khí đốt
- Phân tích triển vọng thị trường hydro xanh toàn cầu đến năm 2031
- OPEC+ tiếp tục tăng sản lượng trong tháng 8
- Trung Quốc tăng mức hoàn thuế nhập khẩu dầu nhiên liệu cho giới lọc dầu
- Nhiên liệu từ Đông Bắc Á đổ mạnh vào châu Âu
- Kỷ nguyên AI sẽ làm bùng nổ nhu cầu năng lượng khu vực châu Á
- Ả Rập Xê-út có thể tăng giá dầu tháng 8 tại châu Á lên mức cao nhất trong 4 tháng
- Hoa Kỳ đấu giá khoan dầu khí ở Vịnh Mexico
-
Khánh Hòa: Khu nghỉ dưỡng Alma ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật tại nhà hát ngoài trời
-
Bỏ room tín dụng – Cơ hội và thách thức song hành đối với các ngân hàng
-
Ra mắt tổ hợp Viện Tầm Nhìn Mới & Học viện Quốc tế FABIA: Cột mốc mới kết nối tri thức, công nghệ và sắc đẹp
-
“Một chạm” để tận hưởng ngàn ưu đãi cùng PVcomBank
-
Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học
-
Nghị viện EU thông qua mục tiêu nới lỏng lưu trữ khí đốt
-
Vòng Bán kết “The Charming Beauty – Duyên dáng sắc hương xứ Trà 2025”: Căng thẳng, kịch tính và đầy cảm xúc!
-
Man City ký hợp đồng tài trợ áo đấu lớn nhất lịch sử
-
Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi găm hàng đội giá, thao túng giá