Trải nghiệm Trung thu truyền thống và cung đình tại Hoàng thành Thăng Long
Theo ban tổ chức, chương trình diễn ra từ ngày 6/9 đến ngày 15/9 . Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trước cơn bão số 3 (bão Yagi), Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội xin tạm ngừng đón khách tham quan vào ngày thứ 7 (7/9) và sẽ tiếp tục trở lại vào ngày Chủ nhật (8/9).
"Vui Tết Trung thu" là hoạt động thường niên vào dịp Tết Trung thu phục vụ các cháu thiếu nhi và du khách bốn phương với nhiều hoạt động phong phú.
Từ xa xưa, Tết Trung thu là một trong những ngày hội lớn nhất trong năm. Đây là thời điểm khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, triều đình và nhân dân ta mở hội cầu mùa, ca hát, vui chơi. Từ thời nhà Lý, Tết Trung thu đã được triều đình tổ chức trong ba ngày với nghi lễ cúng tổ tiên cùng hội đua thuyền, diễn rối nước, săn bắn...
Không gian checkin "Vui Tết Trung thu 2024". |
Khắp nơi trong cung điện đều được trang trí đèn lồng gấm vóc rực rỡ. Ngoài dân gian có phong tục ban ngày cúng gia tiên, buổi tối treo đèn bày cỗ thưởng trăng. Phong tục ấy đã được lưu truyền qua bao đời và trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Nội dung trưng bày gồm 2 chủ đề Trung thu truyền thống và cung đình. Không gian trưng bày Trung thu truyền thống gồm các gian hàng đồ chơi Trung thu xưa như trống lân, trống ếch, trống bỏi, đầu sư tử, mặt nạ giấy bồi, đồ chơi sắt tây, tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, đèn kéo quân, đèn ông sư, đèn sao, đèn thỏ, tôm cá...
Trong đó đặc biệt hấp dẫn nhất là các mẫu đèn cổ đã bị thất truyền nay được nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách và nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình phục dựng lại như đèn cua sống, cua chín; cá chép trông trăng, cá chép hóa rồng; đèn rồng, kỳ lân, phượng, thỏ, bướm, ong, heo, ngựa; đèn quả đào, quả lựu, quả phật thủ từ những nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán...
Bên cạnh đó, bước đầu tiến hành trưng bày một số pano giới thiệu tư liệu và hình ảnh diễn giải về tết Trung thu trong cung đình thời Lý với điểm nhấn về nghệ thuật biểu diễn rối nước mùa thu.
Ban tổ chức cũng cho biết, thời gian biểu diễn nghệ thuật múa sư tử vào các ngày 14 và 15/9 và khung giờ 10 giờ và 11 giờ và 15 giờ 30 và 16 giờ 30. Chương trình trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu (đèn cù, đèn bướm, đèn sao, đèn thỏ, tô vẽ mặt nạ giấy bồi, diều giấy...), bánh Trung thu vào các ngày 14 và 15/9 từ 8 giờ 30 đến 11 giờ 30 và từ 14 giờ đến 17 giờ.
Nguồn:Trải nghiệm Trung thu truyền thống và cung đình tại Hoàng thành Thăng Long
Trần Hoà
giaoducthoidai.vn
-
Nhan sắc trẻ đẹp của mẹ ruột Á hậu Phương Nhi
-
Ngọc Sơn giỏi kiếm tiền, chi tiêu độc lạ, than nghèo nhất showbiz
-
Diễm Hương mặc xẻ sâu bên chồng kém tuổi, khoe “đu idol” thành công
-
Soobin Hoàng Sơn yêu ai trước khi được "đẩy thuyền" với Thanh Thủy?
-
"Chìa khóa" để văn hóa, giải trí Việt... ra thế giới
-
Lập hat-trick trong 12 phút, Amad Diallo đi vào lịch sử Ngoại hạng Anh và MU
- Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội
- Nem của Việt Nam lọt danh sách đồ chiên rán ngon nhất thế giới
- Khám phá "Ngôi làng cổ tích" phủ trong tuyết cao 2m
- Tết Việt - Tết phố 2025 tái hiện phong tục đón Tết truyền thống
- Bánh giầy trong ngày Tết truyền thống của đồng bào Mông
- Đặc sắc lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Mai Châu
-
PVcomBank gia tăng ưu đãi cho chủ thẻ Mastercard trong dịp năm mới 2025
-
Dự báo thời tiết ngày mai (14/1): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng xảy ra băng giá và sương muối; các khu vực ngày nắng
-
Dự báo thời tiết ngày mai (16/1): Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm, rét hại, vùng núi cao khả năng có băng giá và sương muối
-
Phân bón Cà Mau trao tặng gạo đến nhiều bếp ăn từ thiện tại Đồng bằng sông Cửu Long
-
Petrovietnam chung tay hỗ trợ Tết vì người nghèo tại huyện Kim Động
-
Tiền vệ Việt kiều Canada muốn cống hiến cho tuyển Việt Nam
-
Việt Nam "rộng đường" phát triển tài chính xanh
-
Tử vi ngày 15/1/2025: Tuổi Tý nắm bắt cơ hội, tuổi Mão tài lộc vượng phát
-
Đấu tuyển Việt Nam, Malaysia sắp nhập tịch thêm 7 cầu thủ