An Giang phục hồi kinh tế nông nghiệp
Liên kết sản xuất là điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp |
Hướng đến ổn định, bền vững
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang Nguyễn Sĩ Lâm cho biết, mục tiêu của tỉnh là đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch bệnh COVID-19, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng theo yêu cầu thị trường, đảm bảo kết nối tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi của tỉnh, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối tiêu thụ hàng hóa.
An Giang tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở khôi phục, thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, đề xuất các chính sách nhằm hỗ trợ giải quyết khó khăn cho DN, người dân ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, khôi phục các chuỗi sản xuất, cung ứng, chế biến ngành hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
Theo ông Nguyễn Sĩ Lâm, tỉnh kiên trì với “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa khôi phục, phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp và linh hoạt theo tín hiệu an toàn của ngành y tế, phù hợp thực tiễn. An Giang tiếp tục phát huy vai trò của hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), là cầu nối vững chắc giữa sản xuất và tiêu thụ, gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh; trong đó phải có tổ chức đại diện cho từng nhóm sản xuất cùng mục tiêu để liên kết với DN sản xuất, tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định.
Trong quá trình phục hồi và phát triển nông nghiệp, phải có sự phân công trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương; có kiểm tra, giám sát để kịp thời giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh với tinh thần hỗ trợ tối đa cho người dân, DN an tâm sản xuất - kinh doanh. Việc triển khai cần đảm bảo tính linh hoạt, an toàn, sáng tạo, chắc chắn, không nóng vội cũng không cầu toàn, luôn bám sát tình hình dịch bệnh và đặc điểm của từng địa bàn, từng thời điểm để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện.
Nâng cao vai trò cơ sở
Phát huy kinh nghiệm trong đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ tư, An Giang tiếp tục kiện toàn thành viên và nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ phản ứng nhanh nông nghiệp cấp huyện, cấp xã. Qua đó, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là các sản phẩm trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi.
Trong đó, xây dựng kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên trong tổ và công bố đường dây nóng, đảm bảo hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, DN, THT, HTX, thương lái tham gia chuỗi cung ứng, sản xuất và tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu nông sản không bị cản trở, ùn ứ, đứt gãy. Các nhóm Zalo của Tổ phản ứng nhanh cấp xã được lập ra để nắm bắt thông tin, trao đổi, xử lý thông tin kịp thời.
Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang Nguyễn Sĩ Lâm cho biết, nhằm hướng đến nền kinh tế nông nghiệp bền vững, tỉnh đẩy mạnh liên kết DN xây dựng, triển khai các mô hình sản xuất, tiêu thụ, xây dựng cơ sở sơ chế, nhà máy chế biến sâu các sản phẩm lúa, nếp, rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi, thủy sản. Giai đoạn 2022-2025, An Giang tập trung triển khai mô hình liên kết sản xuất lúa rải vụ LT123 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, mở rộng diện tích liên kết với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), Tập đoàn Tân Long, Tập đoàn TH, Tập đoàn THACO, C.P Việt Nam, Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco)… trong lĩnh vực lúa gạo, chăn nuôi. Đối với trái cây, bên cạnh mở rộng hợp tác với DN truyền thống (Chánh Thu, Kim Nhung Đồng Tháp, Hoàng Phát Fruit…), tỉnh triển khai nhanh hoạt động hợp tác với Công ty TNHH nông nghiệp Hoàng Phan, Công ty TNHH sản xuất trái cây Hùng Phát (thuộc Tập đoàn Andros-Asia, Pháp)...
Để liên kết sản xuất đạt hiệu quả bền vững, Sở NN&PTNT chú trọng phát triển HTX, THT gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025 theo tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy (Chương trình hành động 06-CTr/TU, ngày 29-6-2021) và UBND tỉnh (Quyết định 2881/QĐ-UBND, ngày 3-12-2021). “Mục tiêu của tỉnh là nâng chất và thành lập mới các HTX, THT tại những nơi chưa có tổ chức nông dân, đảm bảo đủ các điều kiện tối thiểu cho các DN tham gia liên kết. Thời gian tới, mỗi tiểu vùng, khu vực sản xuất có ít nhất 1 HTX hoặc THT hoạt động; phấn đấu đến cuối năm 2025, thành lập mới 301 HTX, thành lập mới và nâng chất 1.370 THT” - ông Nguyễn Sĩ Lâm thông tin.
Triển khai Quyết định 1994/QĐ-UBND, ngày 21-8-2021 của UBND tỉnh An Giang về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở rà soát giảm diện tích cây trồng, sản phẩm khó hoặc không tiêu thụ được, Sở NN&PTNT định hướng tăng diện tích chuyển đổi giống, cây trồng… đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của DN, thị trường và nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất.
Nguồn: An Giang phục hồi kinh tế nông nghiệp
Ngô Chuẩn
baoangiang.com.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Ngôn từ của giới trẻ: Hòa nhập đừng hòa tan
- 20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân
- Trường Đại học Thành Đông tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường
- Từ ngày 25/12, muốn livestream trên mạng phải xác thực số điện thoại
- Science Tornado 2024: Lan tỏa niềm hứng thú và đam mê tìm tòi khoa học
- Khai mạc giải cầu lông Kamito Open tranh cúp Thương hiệu và Pháp luật lần thứ III – năm 2024
- VIETRAMED EXPO 2024: Giới thiệu sản phẩm dược liệu sạch, an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng
- Triển lãm Science Tornado: Truyền lửa đam mê khoa học cho học sinh
- Công an Hà Nội (PC07) kết luận về hệ thống PCCC tại Eurowindow River Park hoạt động bình thường
- Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Hà Nội hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm vào năm 2025: Có bảo đảm tính khả thi?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân