Có nên áp lực ăn chay với người tiểu đường và người khoẻ mạnh?

21:56 | 25/04/2022

|
Nếu muốn thay đổi vận mệnh của mình thì không chỉ có một cách là cải biến phong thủy, bạn cũng nên tìm hiểu những quy luật sau đây, bởi chúng có tác động không hề nhỏ đến nhân sinh của mỗi người. Bổ sung chất xơ, vitamin từ rau, củ là cần thiết với cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn chay theo xu hướng, hay xem đó là áp lực cần được xem lại.
6 hoạt động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch6 hoạt động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
Ăn chay Rằm tháng Giêng, nên hay không?Ăn chay Rằm tháng Giêng, nên hay không?

Theo số liệu từ Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF, tổ chức bảo trợ của hơn 230 hiệp hội đái tháo đường quốc gia tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ), ở khu vực Đông Nam Á cứ 11 người sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Nguyên nhân là do lượng đường trong máu quá cao, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: tuyến tuỵ không còn hoạt động, không còn sản xuất insulin để điều chỉnh đường vào tế bào giúp cơ thể hoạt động (tuýp 1), insulin hoạt động không hiệu quả (tuýp 2), hoặc do thay đổi nội tiết thai kỳ... Thông thường nhất là đái tháo đường tuýp 2.

Có nên áp lực ăn chay với người tiểu đường và người khoẻ mạnh?
Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến hiện tại, dễ gây ra biến chứng sức khoẻ

Căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, biến chứng về mạch máu (nhồi máu cơ tim, đột quỵ...), thần kinh... Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) tháng 11/2021, cứ 5 giây lại có một người mắc bệnh đái tháo đường. Cứ 10 giây lại có một người chết vì bệnh và cứ 30 giây lại có một chi bị mất vì bệnh đái tháo đường. Năm 2019, tại Việt Nam có 3,53 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Mỗi ngày có ít nhất 80 người tử vong vì các biến chứng liên quan.

Trong sự kiện Dinh dưỡng xanh cho người tiểu đường mới đây, PGS.TS bác sĩ Nguyễn Thị Bay (nguyên trưởng bộ môn Y học cổ truyền, Đại học Y dược TPHCM) khuyên mọi người nên đi khám sức khoẻ định kỳ hằng năm. Theo bà, trong việc điều trị đái tháo đường, có 3 yếu tố quan trọng như kiềng 3 chân, không thể thiếu yếu tố nào: điều trị bằng thuốc, tập luyện và dinh dưỡng. Bà nói, dùng thuốc trong điều trị bệnh là quan trọng nhưng lượng thuốc nhiều hay ít phụ thuộc mỗi người, do 2 yếu tố còn lại. Theo bà, tập luyện và dinh dưỡng là 2 yếu tố con người có thể chủ động để giúp giảm biến chứng tiểu đường. Bà nhấn mạnh việc tập luyện nên duy trì 30-45 phút mỗi ngày, vì khi hoạt động, cơ thể sẽ sử dụng đường, giảm đường trong máu.

Có nên áp lực ăn chay với người tiểu đường và người khoẻ mạnh?
Bác sĩ Nguyễn Thị Bay (trái) trong buổi giao lưu, chia sẻ kiến thức về bệnh tiểu đường

Yếu tố dinh dưỡng, đặc biệt thực phẩm xanh cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Xanh ở đây ý chỉ thực vật, thanh, sạch. Theo bà, người đái tháo đường cần sử dụng thực phẩm cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, đồng thời giảm hấp thụ đường tại niêm mạc ruột, chống táo bón - điều người mắc bệnh hay gặp phải. Trong đó, chất xơ (đặc biệt chất xơ hoà tan) đóng vai trò hiệu quả giảm hấp thu đường, chống táo bón. Nhưng theo bà, dinh dưỡng cần đúng theo phác đồ, chứ không chỉ căn vào thực phẩm xanh.

Người đái tháo đường nên cung cấp beta glucan (chất xơ hòa tan) nhằm ngăn chặn hấp thu đường ở niêm mạc ruột, hấp thu đường vừa phải, ngăn chặn hấp thu mỡ xấu... Mỗi ngày, cần cung cấp 3 gam chất xơ này để giúp người bệnh tiểu đường. 200-300 gram yến mạch có thể chứa 3 gram beta glucan, nhưng sự hấp thụ, chiết xuất của mỗi cơ thể là không giống nhau. Vì thế, theo bà cũng có thể sử dụng những sản phẩm chiết xuất được chất này, với điều kiện có nguồn gốc sản xuất rõ ràng, đơn vị sản xuất uy tín, chất lượng nguyên liệu tốt, được cơ quan chức năng kiểm định. Bà khuyên tuỳ vào thói quen, điều kiện mỗi người có thể chọn phương án phù hợp.

Bà tư vấn: "Người bị tháo đường vẫn nên sử dụng tinh bột, chất đạm, chất béo và quan trọng là chất xơ. Chế độ dinh dưỡng phải cân bằng. Thực phẩm cho chất xơ nhiều như: rau, củ, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh đậm. Các loại hạt, củ tốt là loại chứa tinh bột, nhưng có polisaccarit để giảm sự hấp thu đường như: ngũ cốc, yến mạch, các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen)... Những loại này cũng có thể thay thế cơm. Chẳng hạn, trước đây, bạn ăn 1 chén cơm, những giờ nửa chén thôi và phần còn lại được thay bởi những loại hạt, củ này".

Có nên áp lực ăn chay với người tiểu đường và người khoẻ mạnh?
Bác sĩ Nguyễn Thị Bay khuyên người bệnh luôn phải chú trọng 3 yếu tố trong quá trình điều trị bệnh

Hiện, không riêng người đái tháo đường mà việc tăng cường ăn rau củ, ăn chay trở nên phổ biến, thậm chí trở thành xu hướng, áp lực với nhiều người với suy nghĩ giữ dáng, duy trì sự khoẻ mạnh. Trước quan điểm này, bác sĩ Nguyễn Thị Bay chia sẻ: "Đầu tiên, nên hiểu rõ khái niệm ăn chay, đó là ăn chay của phật giáo, đặc thù của quốc gia nào đó, hoặc chỉ ăn thực phẩm xanh, không ăn động vật... Cơ thể cần sự cân bằng về các chất. Có những axit amin không có trong thực vật. Vì thế, không nên chỉ ăn rau củ quả và tuyệt đối không sử dụng thịt. Có thể sử dụng cá, trứng, sữa... để thay cho thịt.

Tôi nghĩ không nên dùng từ ăn chay mà nên dùng cụm "sử dụng những loại thực phẩm có lợi cho cơ thể". Khi hiểu theo hướng này, việc dinh dưỡng sẽ bớt áp lực hơn. Chúng ta có thể giảm đạm động vật nhưng phải duy trì một lượng cần thiết để cơ thể khoẻ mạnh, cân bằng. Phác đồ dinh dưỡng của một người bình thường đủ 3 thành phần: đường, đạm, chất béo. Nếu thiếu sẽ dẫn đến mất cân bằng trong cơ thể. Người trẻ có thể khó thấy điều này nhưng người già sẽ thấy rất rõ, khối cơ sẽ dễ tiêu đi, cơ thể sẽ yếu.

Nguồn: Có nên áp lực ăn chay với người tiểu đường và người khoẻ mạnh?

Trung Sơn

phunuonline.com.vn