EVN được quyền quyết định giá điện tăng dưới 5%
![]() |
![]() |
Bộ Công Thương vừa gửi Thủ tướng Chính phủ tờ trình dự thảo sửa đổi Quyết định 24 năm 2017 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Dự thảo đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá từ 6 tháng xuống 3 tháng. Quy định này nhằm giúp việc điều hành giá điện linh hoạt, hiệu quả hơn với tình hình kinh tế vĩ mô ở từng giai đoạn.
![]() |
https://vietnamnet.vn/ |
Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng. Còn khi giá điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá hiện hành thì được phép điều chỉnh tăng.
Về thẩm quyền điều chỉnh giá điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được tự quyết định việc giảm hoặc tăng ở mức dưới 5%; Bộ Công Thương có văn bản chấp thuận để EVN quyết định điều chỉnh, tăng từ 5% đến dưới 10%; Thủ tướng Chính phủ sẽ có ý kiến để EVN quyết định điều chỉnh khi tăng từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
Đây là điểm mới so với trước, khi Quyết định 24 chỉ cho EVN thẩm quyền tăng giá ở mức từ 3% đến 5%. Các mức tăng giá khác do các cấp trên quyết định và điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, ở cơ chế lần này, sau khi các cấp (gồm Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ) quyết định tăng giá, thẩm quyền điều chỉnh sẽ giao về cho EVN thực hiện.
Bộ Công Thương sẽ có vai trò chính trong điều hành giá điện, song Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cũng có vai trò trong quá trình kiểm tra, rà soát phương án giá điện do EVN xây dựng và trong quá trình kiểm tra, điều chỉnh giá điện. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp các ý kiến để báo cáo Thủ tướng.
Tại Dự thảo sửa đổi Quyết định 24 năm 2017, Bộ Công Thương đề xuất không quy định cụ thể về việc xác định lợi nhuận định mức trong một số chi phí đã được đưa vào công thức tính giá bán điện bình quân của quyết định cũ.
Bộ Công Thương cũng đề xuất: "Tổng các chi phí khác chưa được tính vào giá điện, là các khoản chi phí được phép tính nhưng chưa tính vào giá bán lẻ điện, bao gồm cả chênh lệch tỷ giá đánh giá lại chưa được phân bổ được tính toán phân bổ vào giá bán lẻ điện bình quân năm". Việc này, theo Bộ Công Thương, là để đảm bảo tính thống nhất, không có cách hiểu khác.
Tờ trình cũng nêu rõ, trong trường hợp cần thiết bộ sẽ yêu cầu EVN thuê tư vấn độc lập để thẩm tra báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN cùng các đơn vị thành viên.
Nguồn:EVN được quyền quyết định giá điện tăng dưới 5%
Lương Bằng
vietnamnet.vn
- Giá xăng tiếp tục giảm lần thứ hai trong tuần
- Kinh tế Việt Nam: Tăng cường nội lực để vươn lên
- Hà Nội: Siêu thị đồng loạt khuyến mãi lớn mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
- Đẩy mạnh chiến lược đưa hàng Việt vươn ra các thị trường quốc tế mới tiềm năng
- Doanh nghiệp Mỹ nói gì về chính sách thuế mới và thị trường Việt Nam?
- Giá xăng tăng gần 800 đồng/lít trong chiều 24/4
- Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng đến hết 2026
- Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối
- Doanh nghiệp ngành tiêu dùng nhanh: Trước nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi
- Thực hiện ngay giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra thao túng giá
- Giá vàng liên tiếp lập kỷ lục, chuyên gia nói gì?
-
Hang Rái – Khúc giao hòa kỳ ảo giữa đá và sóng
-
Hà Giang vào top 44 địa điểm đẹp nhất thế giới
-
PVCFC duy trì nền tảng tài chính ổn định, đạt kết quả khả quan trong quý I/2025
-
Ngắm biển Đồng Châu “ảo diệu” trong ánh bình minh
-
Hàng trăm doanh nghiệp "đổ bộ" Triển lãm Kho vận và Tự động hóa Việt Nam
-
F88 chính thức trở thành công ty đại chúng
-
Lâm Đồng: "Lát gạch xanh" trên bản đồ cà phê bền vững
-
Vinamilk – điểm tựa đáng tin cậy của hàng triệu gia đình Việt
-
HLV Vũ Hồng Việt nói về cuộc đua vô địch V-League