Giáo viên trường công lập không được đăng kí kinh doanh dạy thêm
![]() |
Không phải tất cả giáo viên đều có thể đăng kí kinh doanh dạy thêm
Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2/2025 với nhiều điểm mới được cho là mang tính đột phá, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo được kỳ vọng sẽ đưa việc dạy thêm, học thêm cả ở trong và ngoài trường học vào nền nếp, tránh việc học sinh “buộc phải tự nguyện” học thêm.
Theo quy định tại điều 6 của Thông tư, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đây cũng là lý do những ngày qua, tại bộ phận “một cửa” giải quyết thủ tục hành chính của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội có thêm đối tượng là giáo viên đến đăng kí kinh doanh dạy thêm.
|
Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. (Ảnh minh họa) |
Dẫu vậy, có không ít giáo viên phải quay về vì không thể tự đăng kí kinh doanh để dạy thêm. Lý do là bởi, theo quy định tại điều 6 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, cá nhân muốn tổ chức dạy thêm chỉ cần đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật là có thể dạy thêm hợp pháp.
Tuy nhiên, tại điều 4 quy định các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm của Thông tư có nêu rõ: Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Cùng đó, Luật Doanh nghiệp có quy định cán bộ, công chức, viên chức không có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp. Như vậy, giáo viên thuộc các trường công lập chịu sự chi phối của cả Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT và Luật Doanh nghiệp, muốn dạy thêm thì phải đăng kí tham gia tại các trung tâm dạy thêm đã được cấp phép.
Thủ tục đăng kí dạy thêm ngoài nhà trường giáo viên cần biết
Cũng theo quy định tại điều 6 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngoài đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.
Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động dạy thêm, học thêm đối với giáo viên theo loại hình hộ kinh doanh (theo điều 87 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng kí kinh doanh) như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh cá thể (Theo mẫu tại Phụ lục III-1, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP).
- Bản sao công chứng chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
- Hợp đồng thuê địa điểm hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu sử dụng nhà riêng để dạy).
- Danh sách ngành nghề đăng kí kinh doanh (Mã ngành phù hợp: 8559 - Giáo dục khác, ghi rõ “Dạy thêm, học thêm”).
- Vốn điều lệ (khuyến nghị: 50 - 200 triệu đồng, tùy quy mô).
Bước 2: Nộp hồ sơ: Đăng kí hộ kinh doanh được thực hiện tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
- Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
- Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh mà không nhận được giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Bước 4: Đăng kí mã số thuế và khai thuế ban đầu tại Chi cục Thuế
- Đăng kí mã số thuế (trực tiếp tại Chi cục Thuế quận/huyện hoặc qua cổng thuế điện tử).
- Khai thuế khoán (thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng nếu có).
- Mua hóa đơn (nếu cần) để hợp thức hóa thu chi.
Bước 5: Đảm bảo các điều kiện theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT
- Phù hợp về bằng cấp chuyên môn (có bằng đại học đúng chuyên ngành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
- Đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất (diện tích phòng học, ánh sáng, phòng cháy, chữa cháy).
Nguồn:Giáo viên trường công lập không được đăng kí kinh doanh dạy thêm
Thảo Nguyên
laodongthudo.vn
-
Gỏi xoài lên báo Mỹ
-
Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Một thế kỷ thăng trầm
-
Nhẩn nha với hẹ
-
Hội An lọt top điểm đến lãng mạn nhất thế giới
-
Choáng ngợp với vẻ đẹp hoa đỗ quyên trên đỉnh Putaleng
-
Độc đáo hương vị phở chua ngon trứ danh ở xứ Lạng
-
Thong dong dưới sắc mai anh đào
-
Chính quyền phường Yên Nghĩa lên tiếng vụ cư dân chung cư HH2D “mất nước”
-
Ngân hàng điều tiết dòng vốn vào bất động sản?