Hợp tác năng lượng: Trọng tâm chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin

08:10 | 17/10/2023

|
Kể từ khi xảy ra cuộc giao tranh ở Ukraine, Nga một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đã củng cố mối quan hệ năng lượng với Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
Vì sao Đức muốn gia hạn trần giá năng lượngVì sao Đức muốn gia hạn trần giá năng lượng
Lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga có phải bước đột phá trong chính sách năng lượng?Lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga có phải bước đột phá trong chính sách năng lượng?
Hợp tác năng lượng: Trọng tâm chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào ngày 4/2/2022

Trung Quốc mời Tổng thống Nga Putin sang thăm chính thức vào tháng 10 tới, kỳ vọng ông Putin sẽ dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường.

Bắc Kinh đã bác bỏ các lời chỉ trích từ phía phương Tây về quan hệ đối tác ngày càng tăng của họ với Moscow trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Họ nhấn mạnh rằng mối quan hệ này không vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế và Trung Quốc có quyền hợp tác với bất kỳ quốc gia nào mà họ lựa chọn.

Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc với Nga đã tăng tốc trong tháng 9 so với tháng 8.

Vào tháng trước, giá trị thương mại song phương đạt 21,18 tỷ USD - mức cao nhất kể từ tháng 2/2022, khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tháng trước, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Wentao cho biết: “Hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã ngày càng sâu sắc và trở nên vững chắc hơn dưới sự lãnh đạo chiến lược của hai nhà lãnh đạo”.

Dưới đây là danh sách các dự án và phát triển quan trọng về năng lượng giữa Nga và Trung Quốc:

DẦU MỎ

Nga xuất khẩu khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày sang Trung Quốc, chiếm hơn 1/3 tổng lượng dầu thô xuất khẩu của nước này. Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn thứ hai của Nga sau Ấn Độ.

Khoảng 40% dầu dự trữ được vận chuyển qua đường ống Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO), dài 4.070 km và được tài trợ bằng khoản vay từ Trung Quốc trị giá ước tính khoảng 50 tỷ USD. Từ tháng 1 đến tháng 9, trung bình mỗi ngày Nga cung cấp 1,3 triệu thùng dầu bằng đường biển, theo số liệu trung bình của Vortexa và Kpler. Theo các nguồn tin thương mại Trung Quốc, Trung Quốc cũng nhập khẩu khoảng 800.000 thùng dầu thô ESPO mỗi ngày qua đường ống.

Nhập khẩu bằng đường biển chủ yếu bao gồm ESPO được vận chuyển từ cảng Kozmino của Nga ở Thái Bình Dương, cũng như Urals từ Biển Baltic.

Từ công cụ theo dõi tàu chở dầu Vortexa, từ tháng 1 đến tháng 9, tổng lượng xuất khẩu của Nga đã tăng hơn 400.000 thùng/ngày so với một năm trước đó. Năm nay, Trung Quốc đã tiết kiệm được 4,34 tỷ USD nhờ nhập khẩu dầu của Nga, dựa trên một so sánh của Reuters về biến động giá hàng tháng giữa dầu thô ESPO và dầu Tupi của Brazil, cũng như giữa dầu Urals và dầu Oman, theo thông tin giá do các thương nhân cung cấp.

ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ ĐỐT

Theo dự báo của Ngân hàng nhà nước Nga VEB, xuất khẩu khí tự nhiên của Nga qua đường ống sang Liên minh châu Âu có thể giảm xuống 21 tỷ m3 trong năm nay, ít hơn gần 2/3 so với năm ngoái và ít hơn 6 lần so với năm 2021.

Con số này thấp hơn mức 22 tỷ m3 dự kiến sẽ được cung cấp tới Trung Quốc trong năm nay thông qua đường ống Sức mạnh Siberia (Power of Siberia), điều này có nghĩa rằng lượng xuất khẩu khí qua đường ống tới Trung Quốc sẽ lần đầu vượt quá lượng xuất khẩu khí của Nga tới châu Âu.

Tuyến đường xuất khẩu khí đốt chính của Nga là đường ống Sức mạnh Siberia dài 4.000 km, nối các mỏ ở phía đông Siberia với đông bắc Trung Quốc.

Việc giao hàng qua đường ống Sức mạnh Siberia và không được kết nối với mạng lưới đường ống dẫn khí đốt về phía Tây của Nga, bắt đầu vào cuối năm 2019 và dự kiến ​​sẽ đạt 38 tỷ m3/năm vào năm 2025, tăng từ 10,5 tỷ m3 vào năm 2021 và 15,5 tỷ m3 vào năm 2022, theo hợp đồng 30 năm trị giá hơn 400 tỷ USD.

Nga dự định xây dựng một đường ống dẫn khí thứ hai sang Trung Quốc, Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2), với công suất 50 tỷ m3/năm, đi qua lãnh thổ của Mông Cổ.

Tuy nhiên, cuộc thảo luận về giá cả và các vấn đề liên quan đến tuyến đường ống vẫn chưa có kết quả rõ ràng.

Trong chuyến thăm Trung Quốc năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin đã giành được hợp đồng 30 năm cung cấp 10 tỷ m3 khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc thông qua đường ống mới từ đảo Sakhalin của Nga.

Công ty Novatek của Nga muốn cạnh tranh với Qatar để trở thành nhà sản xuất LNG hàng đầu thế giới trong những thập kỷ tới và các công ty Trung Quốc bao gồm CNPC đã đầu tư vào các dự án của Nga: Yamal LNG và Arctic LNG-2.

Nga cũng có thể cung cấp tới 10 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng cho Trung Quốc trong năm nay - trong tổng số 33 triệu tấn LNG được sản xuất tại Nga.

Nguồn: Hợp tác năng lượng: Trọng tâm chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin

Nh.Thạch

nangluongquocte.petrotimes.vn