Vì sao Đức muốn gia hạn trần giá năng lượng

08:31 | 10/10/2023

|
Đức đang xem xét việc gia hạn giới hạn giá khí đốt và điện cho đến cuối mùa đông sắp tới vào tháng 3/2024, Reuters dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay.
Chiến lược cân bằng đa năng lượng, dựa trên LNG và điện của TotalEnergiesChiến lược cân bằng đa năng lượng, dựa trên LNG và điện của TotalEnergies
LNG rất quan trọng đối với chiến lược năng lượng của ĐứcLNG rất quan trọng đối với chiến lược năng lượng của Đức
Vì sao Đức muốn gia hạn trần giá năng lượng

Năm ngoái, Đức đã công bố một gói hỗ trợ trị giá 200 tỷ euro, được gọi là "lá chắn phòng thủ" để bảo vệ các công ty và người tiêu dùng trước tác động của giá năng lượng tăng vọt. Hồi cuối tháng 9 năm ngoái, Chính phủ Đức cho biết sẽ bỏ kế hoạch đánh thuế khí đốt đối với người tiêu dùng, và thay vào đó là đưa ra mức trần giá khí đốt để hạn chế hóa đơn năng lượng tăng vọt.

Gói hỗ trợ này đã giúp giải quyết chi phí năng lượng tăng vọt vào đầu mùa đông năm ngoái, trong bối cảnh Đức mất toàn bộ nguồn cung khí đốt qua đường ống dẫn khí Nord Stream của Nga và thị trường hàng hóa năng lượng biến động mạnh sau xung đột Nga - Ukraine.

Chính phủ Đức hiện có kế hoạch gia hạn trần giá khí đốt và điện, trong khi Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét biện pháp này, theo nguồn tin của Reuters. Tuy nhiên, nguồn tin lưu ý rằng, Đức muốn chấm dứt việc cắt giảm thuế doanh thu đối với hệ thống sưởi và khí đốt trong khu vực do giá năng lượng ổn định hơn và ngân sách thắt lưng buộc bụng hơn.

Hồi đầu tuần trước, chia sẻ với ấn phẩm WirtschaftsWoche, giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng khổng lồ của Đức, RWE, cho rằng sự gián đoạn nguồn cung khí đốt tiếp tục là một rủi ro đối với nước này.

Giám đốc điều hành RWE Markus Krebber nói: "Chúng tôi không có bất kỳ vùng đệm nào trong hệ thống khí đốt", đồng thời cho biết thêm rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu phải đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhập khẩu khí đốt để tránh tình trạng thiếu hụt trong tương lai.

"Nếu mùa đông rất lạnh hoặc nguồn cung bị gián đoạn, điều đó có thể dẫn đến những tình huống rất nghiêm trọng", ông Krebber nhấn mạnh.

Lời cảnh báo của người đứng đầu RWE về việc Đức và châu Âu vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng là cùng chung quan điểm từ ngành công nghiệp Đức.

Được biết, Đức tiếp tục kêu gọi người tiêu dùng tiết kiệm gas và dự kiến ​​giá khí đốt tự nhiên sẽ duy trì ở mức cao cho đến ít nhất là năm 2027.

Nguồn:Vì sao Đức muốn gia hạn trần giá năng lượng

Bình An

nangluongquocte.petrotimes.vn