Khai thác dầu khí siêu sâu của Trung Quốc đạt cột mốc quan trọng
|
Nhân viên làm việc trên giàn khoan tại mỏ dầu Tarim, khu tự trị Tân Cương, vào tháng 2/2025. Ảnh HU HUHU/XINHUA |
Theo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), con số này chiếm 37% tổng sản lượng dầu khí của cả nước trong năm ngoái.
Trên thế giới, các vỉa có độ sâu từ 4.500 mét trở lên được coi là sâu, còn trên 6.000 mét là siêu sâu.
Nhật báo Trung Quốc China Daily chi biết mỏ dầu Tarim, nằm trong lưu vực Tarim thuộc khu tự trị Tân Cương, đã tăng tốc khai thác dầu khí siêu sâu trong những năm gần đây. Sản lượng hàng ngày liên tục tăng, đưa trữ lượng siêu sâu trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng khai thác, CNPC cho biết.
Trong năm nay, mỏ Tarim sẽ tiếp tục mở rộng thăm dò các vỉa dầu khí sâu và siêu sâu trong khu vực sa mạc.
Các chuyên gia trong ngành nhận định, việc Trung Quốc đẩy mạnh khai thác dầu khí trong nước là một bước đi chiến lược nhằm củng cố an ninh năng lượng trước bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu biến động và tình hình địa chính trị phức tạp.
“Thành tựu của mỏ dầu Tarim cũng phản ánh sự tiến bộ vượt bậc của Trung Quốc trong công nghệ khoan siêu sâu – lĩnh vực vốn do các tập đoàn năng lượng quốc tế thống lĩnh”, ông Lu Ruquan, Viện trưởng Viện Kinh tế và Công nghệ của CNPC, nhận định.
Trong những năm gần đây, các tập đoàn dầu khí Trung Quốc đã đẩy mạnh cải tiến công nghệ khai thác ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tăng cường thăm dò và khai thác dầu khí trong nước, qua đó củng cố thêm an ninh năng lượng quốc gia. Nhờ đó, tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm 0,5% trong năm ngoái, xuống còn 71,9%.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, lượng dầu thô nhập khẩu của nước này trong năm 2024 giảm 1,9%, còn 553,4 triệu tấn (tương đương 11,04 triệu thùng/ngày), thấp hơn mức kỷ lục 11,28 triệu thùng/ngày của năm 2023.
Mới đây, Trung Quốc vừa hoàn thành khoan giếng thăm dò siêu sâu đầu tiên – Shenditake 1 – với độ sâu kỷ lục 10.910 mét. Đây là giếng khoan thẳng đứng sâu nhất châu Á và đứng thứ hai thế giới, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nghiên cứu về lòng đất sâu và thăm dò dầu khí siêu sâu của nước này.
Theo ông Wang Chunsheng, trưởng nhóm chuyên gia của mỏ dầu Tarim thuộc CNPC, dự án Shenditake 1 – giếng khoan đầu tiên của Trung Quốc được thiết kế để khoan sâu hơn 10.000 mét – đã tạo nền tảng công nghệ vững chắc để tiếp tục mở rộng khả năng thăm dò lòng đất sâu và phát triển nguồn tài nguyên dầu khí siêu sâu.
Nguồn:Khai thác dầu khí siêu sâu của Trung Quốc đạt cột mốc quan trọng
Nh.Thạch
nangluongquocte.petrotimes.vn
- Phân tích dự báo nhu cầu khí đốt của Đông Nam Á trước năm 2050
- Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt đỉnh sớm hơn dự kiến
- Bản tin Năng lượng xanh: Equinor cho biết có thể mất hàng tỷ đô la do chính sách siết chặt năng lượng gió của Tổng thống Trump
- Nga hạ dự báo doanh thu năng lượng khi giá dầu lao dốc
- Trung Quốc gia hạn lệnh đình chỉ nhập khẩu LNG của Mỹ
- Bản tin Năng lượng xanh: Nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn RWE đã dừng các dự án tại Mỹ
-
Hang Rái – Khúc giao hòa kỳ ảo giữa đá và sóng
-
Hà Giang vào top 44 địa điểm đẹp nhất thế giới
-
PVCFC duy trì nền tảng tài chính ổn định, đạt kết quả khả quan trong quý I/2025
-
Ngắm biển Đồng Châu “ảo diệu” trong ánh bình minh
-
Hàng trăm doanh nghiệp "đổ bộ" Triển lãm Kho vận và Tự động hóa Việt Nam
-
F88 chính thức trở thành công ty đại chúng
-
Lâm Đồng: "Lát gạch xanh" trên bản đồ cà phê bền vững
-
HLV Vũ Hồng Việt nói về cuộc đua vô địch V-League
-
PV Power đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng: Chủ động bắt nhịp xu thế xanh