Lâm Đồng: Hiệu quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở Lạc Dương
![]() |
Các lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc bản địa huyện Lạc Dương |
Là địa phương có trên 66% đồng bào dân tộc thiểu số, Nhân dân các dân tộc huyện Lạc Dương có nền văn hóa phong phú, độc đáo, giàu bản sắc dân tộc. Đặc biệt, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của đồng bào dân tộc K’Ho dưới chân núi Lang Biang, thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, được bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp phục vụ đời sống hiện nay, nhất là dịch vụ giao lưu với khách du lịch.
Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Dương Ya Tiong, cùng với tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, các nghi lễ, lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc bản địa huyện Lạc Dương giờ đây đã và đang được khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là du lịch, góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Trong những năm qua, đặc biệt là quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW, Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Chương trình hành động số 89-CTr/TU của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 145-KH/HU, ngày 7/4/2015 của Huyện ủy thực hiện Chương trình hành động số 89-CTr/TU, ngày 22/10/2014 của Tỉnh ủy về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; cấp ủy, chính quyền và ngành Văn hóa huyện Lạc Dương đã rất chú trọng đến việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn nói chung, các nghi lễ, lễ hội truyền thống của dân tộc bản địa nói riêng để phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Trong đó, các nghi lễ, điệu cồng chiêng, múa xoang... của đồng bào dân tộc K’Ho được sưu tầm, gìn giữ để phục vụ du khách. Trên địa bàn huyện hiện có 9 điểm sinh hoạt văn hóa cồng chiêng của hộ gia đình và 4 khu du lịch tổ chức cùng 6/6 xã, thị trấn thành lập và tổ chức trình diễn loại hình văn hóa đặc trưng này, mỗi năm thu hút khoảng 600 nghìn lượt du khách đến giao lưu, tạo doanh thu khoảng 45 tỷ đồng.
Từ sự phối hợp của ngành Văn hóa, trên địa bàn huyện Lạc Dương đã mở được 4 lớp với 130 người tham gia truyền dạy đánh, căn chỉnh cồng chiêng, qua đó góp phần nâng cao ý thức cộng đồng, bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc bản địa. Huyện cũng quan tâm phục dựng các lễ hội truyền thống của các dân tộc bản địa, góp phần thúc đẩy quảng bá hình ảnh con người Lạc Dương và thu hút du lịch nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong năm 2019, huyện Lạc Dương đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phục dựng lễ hội truyền thống Nghi lễ cưới “Tơm Bau” truyền thống của người K’Ho - Cil tại xã Đạ Chais; năm 2023, tiếp tục phối hợp tái hiện lễ hội Lễ Cầu mùa “Nhơu Phú” của đồng bào dân tộc K’Ho - Cil tại xã Đưng K'nớ...
... Bên cạnh đó, trong 2 năm 2023 và 2024, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, huyện Lạc Dương được đầu tư xây dựng Làng văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch của dân tộc K’Ho, thôn Đưng K’Si, xã Đạ Chais, hiện đang hoàn thiện quy chế và tiến hành triển khai vận hành trong thời gian tới. Năm 2024, huyện khảo sát xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng tại xã Đưng K’nớ.
Cùng với đó, “Mùa hội cỏ hồng” cũng được xem là lễ hội đặc trưng hàng năm của huyện Lạc Dương. Đây là lễ hội có thời gian dài, khai thác hiệu quả các yếu tố đặc trưng về văn hóa và cảnh quan thiên nhiên của địa phương để phát triển du lịch, dịch vụ. Năm 2017, huyện Lạc Dương đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và UBND TP Đà Lạt xây dựng, tổ chức “Mùa hội cỏ hồng” đầu tiên, và từ năm 2018 trở đi, huyện Lạc Dương chủ trì tổ chức lễ hội văn hóa - du lịch này. Đến nay đã tổ chức được 6 mùa, thu hút hàng ngàn lượt du khách mỗi mùa đến tham quan và hưởng thụ các loại hình văn hóa tại địa phương.
Thực hiện Chỉ thị số 41, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện Lạc Dương từng bước đi vào nền nếp. Công tác tuyên truyền các nội dung về quản lý và tổ chức lễ hội được quan tâm, chú trọng và thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Qua đó, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò, chức năng của công tác quản lý, tổ chức lễ hội và ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân trên địa bàn về tổ chức và tham gia hoạt động lễ hội. Để làm tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội, cấp ủy, chính quyền địa phương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện, trong đó, tăng cường các giải pháp đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức lễ hội.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Dương Ya Tiong cho hay, thực hiện Chỉ thị số 41, những năm qua, các lễ hội trên địa bàn huyện được tổ chức an toàn, cơ bản thực hiện tốt quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho Nhân dân và nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở. Truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng của dân tộc trên địa bàn huyện đã được Nhân dân tích cực bảo tồn, phát huy góp phần vào việc giữ gìn bản sắc và phát triển du lịch văn hóa của địa phương. Các phong tục, tập quán lạc hậu từng bước được xóa bỏ, thay vào đó là thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh. Môi trường văn hóa được cải thiện, công tác quản lý và tổ chức các lễ hội văn hóa được quan tâm thực hiện, từng bước được đầu tư cơ sở vật chất gắn với xây dựng nông thôn mới và xây dựng đô thị văn minh...
Nguồn: Hiệu quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở Lạc Dương
Tuấn Hương
baolamdong.vn
- Khai mạc Lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phủ
- Hà Giang: Nỗ lực để Cao nguyên đá trở thành Khu du lịch quốc gia
- Lâm Đồng: Bước tiến mới trong công tác bảo vệ và phát triển rừng
- Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
- Hà Giang: Giữ mạch nguồn và lợi thế của văn hóa truyền thống
- Khánh Hòa: Quan tâm phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số
- Lâm Đồng: Hiệu quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở Lạc Dương
- Chàng trai hiện thực ước mơ nâng tầm giá trị nông sản cho đồng bào Gia Rai
- Hà Giang: Kỳ vọng vụ Xuân thắng lợi ở Quang Bình
- Lâm Đồng: Phê bình nhiều địa phương vì chậm đấu giá khoáng sản
- Thanh Hóa: Phát hiện nhiều loài cầy quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam
-
Gỏi xoài lên báo Mỹ
-
Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Một thế kỷ thăng trầm
-
Nhẩn nha với hẹ
-
Báo Hàn ví Sa Pa như 'nấc thang lên thiên đường'
-
Choáng ngợp với vẻ đẹp hoa đỗ quyên trên đỉnh Putaleng
-
Hội An lọt top điểm đến lãng mạn nhất thế giới
-
Thong dong dưới sắc mai anh đào
-
Chính quyền phường Yên Nghĩa lên tiếng vụ cư dân chung cư HH2D “mất nước”
-
Ngân hàng điều tiết dòng vốn vào bất động sản?