Lời tâm sự của nam giáo viên mầm non giữa núi rừng ngày 20/11: 'Yêu nghề, hãy theo nghề bằng cả con tim'

08:50 | 20/11/2022

|
Là nam giới nhưng theo nghề giáo viên mầm non, những ngày đầu theo nghề, thầy Hiểu gặp nhiều áp lực, soi mói. Vượt qua tất cả những khó khăn, thầy Hiểu đã vươn lên và vững bước với con đường “trồng người” cao quý đã chọn.
Thủ tướng: Thầy cô giáo là trái tim của hệ thống giáo dụcThủ tướng: Thầy cô giáo là trái tim của hệ thống giáo dục
Vinh quang và thách thứcVinh quang và thách thức

Theo nghề vì sở thích và đam mê

Nghề giáo là một trong những nghề cao quý nhất, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Những giáo viên ngày đêm theo sự nghiệp “trồng người” từ xưa đến nay luôn được mọi người kính trọng, trân quý.

Lời tâm sự của nam giáo viên mầm non giữa núi rừng ngày 20/11: 'Yêu nghề, hãy theo nghề bằng cả con tim'

Là nam giới làm giáo viên mầm non, ban đầu, thầy Hiểu cũng gặp phải nhiều khó khăn, với bao lời bàn tán, dị nghị. Đặc biệt là khi giảng dạy tại ngôi trường ở nơi kinh tế còn khó khăn nhiều phụ huynh còn nhận thức chưa cao.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cũng là một ngày vô cùng đặc biệt không chỉ với những thầy cô giáo mà còn với toàn thể học sinh, người dân đã và đang ngồi trên ghế nhà trường.

Song hành với sự cao quý, thiêng liêng, nghề giáo cũng có những khó khăn, vất vả khó mà kể hết bằng lời. Thầy Ma Đình Hiểu (Trường Mầm non Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), là một người thầy vô cùng đặc biệt khi là nam giới nhưng theo sự nghiệp làm giáo viên mầm non.

Đến nay, thầy Hiểu đã làm giáo viên Mầm non được 8 năm. Dù đã lên làm quản lý, với chức vụ Hiệu phó tại trường nhưng thầy Hiểu vẫn tham gia giảng dạy như những ngày đầu theo nghề.

“Nói là lên quản lý nhưng tôi vẫn làm công việc như mọi cô giáo bình thường, không có gì nổi bật cả”, thầy Hiểu cười nói.

Lời tâm sự của nam giáo viên mầm non giữa núi rừng ngày 20/11: 'Yêu nghề, hãy theo nghề bằng cả con tim'

Sau khi học xong cấp 3, thầy Hiểu theo làm bên công tác đoàn. Được vài năm, thầy Hiểu bất ngờ chuyển sang học ngành Sư phạm Mầm non vì đam mê và sở thích.

Cơ duyên làm nghề giáo viên mầm non đến với thầy Hiểu cũng khá bất ngờ. Sau khi học xong cấp 3, thầy Hiểu theo làm bên công tác đoàn. Theo công tác được vài năm, thầy bất ngờ chuyển sang học ngành Sư phạm Mầm non vì đam mê và sở thích.

Nói về cơ duyên chuyển qua học Sư phạm Mầm non, thầy Hiểu tâm sự, trong quá trình thực hiện công tác đoàn, thầy thường tiếp xúc nhiều với các em thanh thiếu nhi đồng và được các em rất yêu quý.

Thấy vậy, mọi người trong gia đình đã khuyên thầy theo học Sư phạm Mầm non vì hợp với trẻ và ngành nghề này khi ấy đang rất hot.

“Gia đình mình cũng có chị gái và mấy người theo ngành Sư phạm nên mọi người rất ủng hộ. Ngoài xã hội cũng có 2 luồng ý kiến, những ai theo sát mình từ những ngày đầu của cuộc hành trình thì luôn ủng hộ. Cũng có nhiều người rè chừng, có những ánh mắt là sao lại thế này, sao lại thế kia”, thầy Hiểu tâm sự.

Lời tâm sự của nam giáo viên mầm non giữa núi rừng ngày 20/11: 'Yêu nghề, hãy theo nghề bằng cả con tim'

Có tình yêu thương với trẻ em vô bờ bến nên dù nhận phải nhiều lời bàn tán vì nam giới làm giáo viên mầm non, thầy Hiểu vẫn quyết vượt qua thời gian đầu khó khăn để gắn bó với nghề.

Những ngày còn theo học trên ghế nhà trường, ngành Sư phạm, thầy Hiểu cũng là nam giới duy nhất trong lớp. Tưởng rằng sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng trong quá trình học đối với thầy Hiểu lại rất thuận lợi khi chỉ có một mình là nam giới và chăm chỉ học tập.

“Trong quá trình học sư phạm ở trong trường và khi mình thực tế làm giáo viên mầm non thì khác nhau nhiều. Những tình huống cho trẻ rất nhiều, không giống như lứa tuổi tiểu học hay trung học cơ sở là cứ theo đúng giáo án. Lứa mầm non có rất nhiều tình huống ngoài dự kiến mình phải xử lý”, Thầy Hiểu chia sẻ thêm.

Là nam giới nhưng chọn theo nghề giáo viên mầm non, trước đây khoảng 2014-2015, mỗi khi có đoạn clip nào về bản thân được đưa lên mạng xã hội thì thầy Hiều lại nhận về khoảng 80% những bình luận không vui.

“Qua 8 năm công tác, đến bây giờ những dấu chấm hỏi ấy hầu như không có, nếu có thì ở chỗ nào có đọc giả ở xã không biết về mình, còn những ai đã thân thiết với mình thì sẽ có những bình luận tích cực hơn, mình thì thấy quen rồi không có vấn đề gì cả. Khi mới vào nghề thì đó là những áp lực lớn, khiến mình nhụt chí”, thầy Hiểu chia sẻ.

Chọn theo nghề giáo để làm giàu thì không có

Huyện Võ Nhai được đánh giá là một huyện còn khó khăn về kinh tế. Trong khi thầy Hiểu là nam giới đầu tiên theo ngành lại ở một huyện khó khăn nên gặp khá nhiều rào cản để lấy được lòng tin, sự tin tưởng của phụ huynh.

“Tâm nguyện của mình khi đã theo nghề là phải yêu nghề, phải quý mến trẻ mới theo được vì hoạt động mầm non không giống như hoạt động giáo dục khác mà vừa có công tác chăm sóc, vừa có công tác giáo dục. Một ngày trẻ ở trường sẽ có 10 hoạt động, trong đó có hoạt động chính là một tiết học còn tất cả các hoạt động khác là hoạt động phụ” thầy Hiểu chia sẻ thêm.

Trước đây, thầy Hiểu dạy ở cách xa nhà mười mấy km đường đồi núi khó đi. Gần đây, thầy chuyển về cách nhà khoảng 8km.

Suốt 8 năm theo nghề, thầy Hiểu có rất nhiều kỷ niệm. Những khoảng khắc buồn vui đan xen, dàn trải suốt quá trình công tác. Thế nhưng, có một kỷ niệm mà có lẽ sẽ gắn bó với thầy Hiển đến mãi sau này.

Đó là một em học sinh bị khuyết tật. Khi ấy thầy Hiểu mới ra trường, thầy được phân công phụ trách một lớp mầm non 4 tuổi, với 90% học sinh là dân tộc Dao, trong đó có một em khuyết tật về ăn uống.

Lời tâm sự của nam giáo viên mầm non giữa núi rừng ngày 20/11: 'Yêu nghề, hãy theo nghề bằng cả con tim'

Thầy Hiểu thường tham gia, tổ chức các chương trình vui chơi bổ ích cho trẻ từ khi còn làm công tác đoàn.

Em học sinh này không thể nuốt và ăn được bình thường, chỉ có thể uống sữa: “Hầu như toàn phải bón sữa mà phải bón xuống tận họng thì mới nuốt được. Nước dãi bạn ấy lúc nào cũng chảy, lúc nào cũng ướt hết từ cổ xuống, vệ sinh rất khó khăn.

Bạn ấy cũng không như người bình thường, khoảng 1 tuần bạn ấy đi vệ sinh một lần. Khi ấy mình là giáo viên hợp đồng, lương chỉ là mấy trăm ngàn đồng một tháng, bạn ấy là người làm cho mình có cảm giác áp lực và khó khăn đầu tiên. Đến nỗi khi ấy nhiều lúc về nhà cảm giác như mình trầm cảm, không muốn nói với ai cả vì mệt”, Thầy Hiểu nhớ lại.

Khó khăn là thế nhưng thầy Hiểu luôn tận tâm, cố gắng chăm sóc em học sinh đó một cách tốt nhất. Dù phụ trách lớp một mình nhưng xung quanh cũng có những cô giáo khác hỗ trợ. Mỗi khi em học sinh ấy đến lớp đều nhất quyết đòi phải được gặp thầy một lần rồi mới chịu đến lớp học với các bạn khác.

Lời tâm sự của nam giáo viên mầm non giữa núi rừng ngày 20/11: 'Yêu nghề, hãy theo nghề bằng cả con tim'

“Nói là lên quản lý nhưng tôi vẫn làm công việc như mọi cô giáo bình thường, không có gì nổi bật cả”, thầy Hiểu cười nói.

“Có lẽ giờ bạn ấy lớp 6 rồi những vẫn nhớ đến mình”, thầy Hiểu cười nói.

“Mình cũng muốn truyền cảm hứng đến với các đồng chí, đồng nghiệp dù là nam hay nữ, khi mình đã chọn theo nghề rồi thì bắt buộc mình phải là người yêu nghề mến trẻ thì mới có thể theo được.

Còn nếu chọn theo nghề giáo để làm giàu thì không có, không chỉ riêng với giáo viên mầm non mà với cả những giáo viên khác, đặc biệt là giáo viên ở vùng sâu vùng xa thì càng không có. Đối với mình, cái nghề mình đã chọn thì mình theo, để mình có cảm giác có ích cho xã hội chứ không bắt buộc mình phải vì kinh tế” thầy Hiểu tâm sự.

Do có đam mê với nghề nên thầy luôn được vợ và người thân ủng hộ nhiệt tình.

Chỉ mong có quà cho các cháu chứ không mong nhận được quà

Từ những năm đầu tiên đến hiện tại, công tác vận động trẻ đi học của thầy Hiểu và các thầy cô giáo ở những vùng khó khăn vẫn luôn được triển khai và gặp nhiều khó khăn.

Lời tâm sự của nam giáo viên mầm non giữa núi rừng ngày 20/11: 'Yêu nghề, hãy theo nghề bằng cả con tim'

Dù là dịp lễ 20/11 hay bất cứ ngày lễ nào đối với các thầy cô giáo ở những điểm trường khó khăn, đều không mong chờ hay hy vọng gì về những món quà. Thậm chí lời chúc mừng cũng còn hiếm hoi vì các bậc phụ huynh ở những vùng này còn hạn chế về kiến thức và các em mầm non còn quá nhỏ. Mỗi khi vận động được các em đến trường đã là một món quà đối với những thầy cô nơi đây.

“Dù có được lời chúc thôi cũng đã ấm lòng lắm rồi, chỉ mong có quà cho các cháu chứ không dám mong các cháu có quà cho thầy cô đâu”, thầy Hiểu cười nói.

Lời tâm sự của nam giáo viên mầm non giữa núi rừng ngày 20/11: 'Yêu nghề, hãy theo nghề bằng cả con tim'

“Dịp 20/11 nói riêng và mình cũng luôn muốn nói với tất cả mọi người dù là nam hay nữ, mình đã yêu nghề gì thì hãy đi theo nghề bằng cả con tim", thầy Hiểu nói.

Bên cạnh việc giảng dạy, thầy Hiểu cũng đi học thêm để củng cố chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra, thầy cũng làm thêm MC để phục vụ cho mọi người quanh vùng.

“Mình chỉ giúp thôi ví dụ xóm xã, huyện có việc gì thì mình đi học mình cũng đã có chuyên môn về vấn đề đó thì mình có thể dễ dàng giúp đỡ mọi người hơn chứ không phải để lấy kinh tế”, thầy Hiểu chia sẻ.

“Dịp 20/11 nói riêng và mình cũng luôn muốn nói với tất cả mọi người dù là nam hay nữ, mình đã yêu nghề gì thì hãy đi theo nghề bằng cả con tim.

Nghề nào cũng là nghề cao quý cả, ai yêu nghề thì cứ theo nghề bằng cả con tim thì sẽ thành công. Mình không nên định hướng, suy nghĩ rằng giáo viên mầm non thì phải là chị em phụ nữ. Nếu mình có tình yêu và đam mê với nghề thì hãy cứ theo nghề”, thầy Hiểu tâm sự.

Nguồn:Lời tâm sự của nam giáo viên mầm non giữa núi rừng ngày 20/11: 'Yêu nghề, hãy theo nghề bằng cả con tim'

Tùng Nguyễn

saostar.vn