Tháng 3 lên Yên Tử ngắm rừng mai vàng trăm tuổi khoe sắc

08:10 | 19/03/2024

|
Quảng Ninh - Tháng 3, nhiều người trở về non thiêng Yên Tử chỉ để ngắm những “cụ” mai vàng khoe sắc trên những cánh rừng treo leo trên vách núi.
Tháng 3 lên Yên Tử ngắm rừng mai vàng trăm tuổi khoe sắc
Mai vàng khoe sắc rực rở trên Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tháng 3 lên Yên Tử ngắm rừng mai vàng trăm tuổi khoe sắc
Tương truyền, loài cây hoa này do chính Phật hoàng Trần Nhân Tông kêu gọi nhân dân trồng khi ngài từ bỏ ngai vàng lên Yên Tử lập Thiền phái Trúc Lâm cách đây hơn 700 năm. Không chỉ gắn liền với sự hình thành, phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và không chỉ cho hoa đẹp, mà người đời yêu quý mai vàng Yên Tử bởi loài cây này là một biểu tượng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên khó khăn và thanh khiết. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tháng 3 lên Yên Tử ngắm rừng mai vàng trăm tuổi khoe sắc
Mai vàng Yên Tử sinh trưởng, phát triển ở độ cao trên dưới 500m so với mực nước biển, khu vực tập trung nhiều nhất là chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, thác Vàng... Ảnh: Nguyễn Hùng
Tháng 3 lên Yên Tử ngắm rừng mai vàng trăm tuổi khoe sắc
Sinh trưởng trên vùng đất thiêng, bên những vách đá cheo leo hoặc cạnh những con suối, nơi có khí hậu khắc nghiệt nhưng mai vàng Yên Tử vẫn có tuổi thọ hàng trăm năm và vẫn nở rộ sắc xuân vào tháng 2 đến tháng 3 Âm lịch hàng năm. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tháng 3 lên Yên Tử ngắm rừng mai vàng trăm tuổi khoe sắc
Mai vàng Yên Tử được coi là một biểu tượng thanh cao, tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các Hoà thượng đã dày công vun xới, là loài hoa quý còn mãi với thời gian , mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh gắn với non thiêng Yên Tử. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tháng 3 lên Yên Tử ngắm rừng mai vàng trăm tuổi khoe sắc
Nếu mai vàng miền Nam hoa có nhiều cánh, màu vàng nhạt, không có mùi thơm thì ngược lại mai rừng Yên Tử hoa có 5 cánh, nở theo chùm, lộc màu xanh, cánh hoa có màu vàng tươi rất sáng và có mùi thơm nhẹ đặc trưng, dễ chịu. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tháng 3 lên Yên Tử ngắm rừng mai vàng trăm tuổi khoe sắc
Mai vàng Yên Tử được các giới chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đánh giá là một nguồn gen quý của Việt Nam. Hiện nay, tại Yên Tử, đã nhân giống để bảo tồn và phát triển loài mai này. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tháng 3 lên Yên Tử ngắm rừng mai vàng trăm tuổi khoe sắc
Theo số liệu của Ban quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên Tử, hiện còn khoảng 268 cây mai vàng sinh trưởng ở độ cao trên 600m so với mặt nước biển. Đặc biệt, trong rừng già còn 20 cây mai có tuổi đời trên 100 năm, được công nhận là Cây Di sản. Ảnh: Nguyễn Hùng

Nguồn:Tháng 3 lên Yên Tử ngắm rừng mai vàng trăm tuổi khoe sắc

Nguyễn Hùng

dulich.laodong.vn