Trải nghiệm Tết Trung thu truyền thống giữa phố cổ Hà Nội
![]() |
![]() |
Du khách và các em nhỏ sẽ có những trải nghiệm Tết Trung thu thú vị khi đến khu phố cổ Hà Nội. Ảnh: An Nhiên |
Các hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống dành cho du khách trong và ngoài nước sẽ diễn ra tại các điểm di sản trong phố cổ Hà Nội và không gian bích họa phố Phùng Hưng từ ngày 22 đến 28.9.
Đáng chú ý là triển lãm mang chủ đề “Trở về Trung Thu xưa”, với gần 80 tài liệu, tư liệu hình ảnh được trưng bày giúp du khách tìm hiểu những nghi lễ Tết trung thu chốn Hoàng cung, không khí rộn ràng tiếng trống, rực rỡ đèn lồng, đèn ông sao, đèn con thỏ…
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tiếp tục duy trì phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tới từ các làng nghề lân cận Hà Nội giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống tại khu phố cổ nhân dịp Tết Trung thu như: hoạt động trải nghiệm làm con giống bột “Lớp học Tò he”; làm đèn ông sao truyền thống “Lồng đèn đón trăng”; không gian trải nghiệm làm các sản phẩm đồ chơi Trung thu truyền thống; giới thiệu và hướng dẫn làm bánh Trung thu truyền thống.
![]() |
Các nghệ nhân làm tò he. Ảnh: BTC |
Trong đó, các nghệ nhân, thợ thủ công của các làng nghề lân cận Hà Nội sẽ cùng tham gia trưng bày, trình diễn giới thiệu các sản phẩm đồ chơi truyền thống gồm: đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi, tò he đất… Còn các em nhỏ sẽ được hướng dẫn các trò chơi dân gian là ô ăn quan, cướp cờ, đánh chuyền, kéo co, bịt mắt bắt dê, cà kheo, múa sạp, nhảy bao bố, nhảy lò cò…
Ngoài ra, một không gian vui chơi bổ ích và cơ hội tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống dành cho du khách cũng được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức.
![]() |
Ngôi nhà di sản 120 năm, được Ban quản lý Phố cổ Hà Nội tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu. Ảnh: An Nhiên |
Đối với người Việt Nam, Tết Trung thu là một dịp quan trọng để các gia đình cùng quây quần, vui vẻ sau thời gian lao động vất vả. Tục phá cỗ, trông trăng cũng thể hiện sự quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ em cả về vật chất lẫn tinh thần một cách cụ thể, tinh tế, sinh động và độc đáo của người Việt Nam.
Ông cha ta quan niệm trò chơi và đồ chơi không đơn thuần để giải trí mà còn là công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Những món đồ chơi Trung thu truyền thống Việt Nam như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, mặt nạ giấy bồi; đèn ông sao, con giống bột… là lời nhắn nhủ, gửi gắm mong muốn của cha ông với thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, khuyến khích sự học, sự sáng tạo.
Với nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, ban tổ chức mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động giáo dục di sản của Thủ đô, nâng cao ý thức bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển hệ sinh thái giáo dục sáng tạo trong cộng đồng, hướng tới hình thành thế hệ công dân hiểu biết về văn hóa di sản và có sức sáng tạo trên nền tảng đó. Đồng thời, giới thiệu văn hoá truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô nói chung.
Nguồn:Trải nghiệm Tết Trung thu truyền thống giữa phố cổ Hà Nội
Thanh Hương
dulich.laodong.vn
- Đảo Phú Quý hút khách trẻ với vẻ đẹp như bước ra từ phim
- Cao Bằng có gì mà khiến ai đến rồi cũng muốn quay lại?
- Vi vu đỉnh Phượng Hoàng, đắm mình giữa mây núi xanh
- Biển Tiên Trang - Nét hoang sơ quyến rũ của xứ Thanh
- Ghé thăm 10 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới
- Bản Liền “gây sốt” sau khi lên sóng truyền hình
-
Sự thật về vụ tranh chấp hầm xe tòa nhà chung cư ở Hà Nội
-
Bỏ room tín dụng – Cơ hội và thách thức song hành đối với các ngân hàng
-
Nhiều sao Việt dự đám cưới nhạc sĩ Kai Đinh
-
Vòng Bán kết “The Charming Beauty – Duyên dáng sắc hương xứ Trà 2025”: Căng thẳng, kịch tính và đầy cảm xúc!
-
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025
-
Huyền Lizzie diện bikini khoe vóc dáng nóng bỏng ở tuổi U40
-
Nghị viện EU thông qua mục tiêu nới lỏng lưu trữ khí đốt
-
Khả Ngân khoác tay người tình màn ảnh Ấn Độ trên thảm đỏ
-
HLV Erik ten Hag ‘trảm’ cựu thủ môn Man Utd lần thứ hai trong 2 năm