An Giang: Huyện Chợ Mới đẩy mạnh cải cách hành chính
An Giang: Đậm đà vị cá linh non |
An Giang: Vùng biên giới huyện Tri Tôn sẵn sàng cho năm học mới |
Sau 3 năm, kết quả đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thị xã, thành phố (DDCI), huyện Chợ Mới được xếp hạng 2/11. Tuy nhiên, tiêu chí về chi phí không chính thức còn thấp (xếp hạng 6). Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính trên địa bàn huyện đạt mức trung bình; năm 2022 đứng hạng 11.
Nhìn chung, công tác cải CCHC góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa bàn, tạo cầu nối, niềm tin giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân, thúc đẩy kinh tế không ngừng tăng trưởng, tạo sự hài lòng của người dân, DN khi đến giao dịch thủ tục hành chính (TTHC) tại cơ quan hành chính Nhà nước. Bộ phận “một cửa” đổi mới rõ rệt; tinh thần, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu được cải thiện.
Giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả huyện
Kết quả đó có sự quan tâm của cấp ủy Đảng; thường xuyên chỉ đạo tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng, phổ biến bộ TTHC thuộc thẩm quyền cấp huyện (325 thủ tục) và cấp xã (157 thủ tục) để người dân biết; duy trì kiểm tra CCHC, kiểm tra công vụ. Bộ phận “một cửa” các cấp niêm yết công khai đầy đủ, kịp thời danh mục, quy trình giải quyết TTHC, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân giám sát.
Việc giải quyết TTHC nhanh chóng, kịp thời hơn so trước đây. Tình trạng trễ hẹn tuy còn, nhưng được kéo giảm. Trong kỳ, cấp huyện tiếp nhận 181.970 hồ sơ giải quyết TTHC; có 17 phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc thực hiện TTHC, xử lý và đăng tải công khai lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Huyện còn quan tâm rà soát, thống kê TTHC rườm rà, đề nghị cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách chế độ công vụ. Toàn huyện hiện có 12 phòng chuyên môn, 83 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện. Biên chế công chức phòng chuyên môn giảm so trước đây. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm; 596 lượt cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn.
Bên cạnh đó, quan tâm xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, thể hiện ở việc 100% phòng, ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trao đổi, xử lý văn bản qua phần mềm iOffice; tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính Nhà nước dưới dạng điện tử đạt 98%. Thực hiện Hệ thống họp trực tuyến huyện - xã, thị trấn (liên thông với tỉnh); hệ thống bắt số tự động tại bộ phận “một cửa”. Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) huyện đang vận hành thử nghiệm với 10 lĩnh vực.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác CCHC ở huyện Chợ Mới còn nhiều hạn chế cần nhanh chóng khắc phục. Theo đánh giá của UBND huyện, tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức nhìn chung tốt, ý thức tổ chức kỷ luật, văn hóa ứng xử, đạo đức công vụ chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, có 10 trường hợp bị kỷ luật (1 lãnh đạo cấp phòng, 1 viên chức quản lý, 3 công chức, 4 cán bộ xã, 1 công chức xã).
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Chợ Mới Nguyễn Hồng Đức nhìn nhận: “Chỉ số CCHC của huyện tuy thuộc nhóm điều hành tốt, nhưng năm 2021 thấp, xếp hạng 8/11; năm 2022 xếp hạng 7/11 huyện, thị xã, thành phố. Sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính chưa cao.
Tình trạng trễ hạn trong giải quyết TTHC đối với lĩnh vực đất đai còn nhiều; tình trạng gây phiền hà trong giải quyết TTHC vẫn còn. Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua bưu chính công ích, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 chưa đạt yêu cầu; công tác tuyên truyền CCHC còn hạn chế; chưa có sáng kiến, giải pháp hay trong CCHC...”.
Để đẩy mạnh CCHC thời gian tới, đồng chí Nguyễn Hồng Đức đề nghị cấp ủy Đảng các cấp cần tăng cường vai trò lãnh đạo, trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo CCHC, xem CCHC là nhiệm vụ cốt lõi; lấy sự hài lòng của người dân và DN làm thước đo đối với Đảng bộ, địa phương, ngành mình. Qua đó, nêu cao vai trò, trách nhiệm, nâng cao năng lực về CCHC, cải thiện môi trường đầu tư; khắc phục ngay các chỉ số thấp.
Từng cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn, cán bộ chuyên môn tự sửa thiếu sót mà người dân không hài lòng; phối hợp vận hành đồng bộ giữa các ngành, xử lý người đứng đầu nếu để xảy ra sai phạm. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra giám sát; kịp thời khen thưởng cá nhân làm tốt nhiệm vụ CCHC. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC, xây dựng chính quyền điện tử. Những phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC, văn hóa ứng xử, đạo đức công vụ phải được chấn chỉnh kịp thời.
Đồng thời, phát huy vai trò HĐND, MTTQ trong giám sát CCHC; đẩy mạnh tuyên truyền CCHC; khắc phục tình trạng trễ hạn trong giải quyết thủ TTHC, nhất là lĩnh vực đất đai... góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sự hài lòng của người dân và DN.
Nguồn: Huyện Chợ Mới đẩy mạnh cải cách hành chính
Hạnh Châu
baoangiang.com.vn
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
"Thư từ Roma": Bài 2 - Đi học tuổi 50