An Giang: Nâng tầm thương hiệu gạo
Giai đoạn 2020 - 2023, An Giang xuất khẩu bình quân 540.000 tấn gạo/năm, kim ngạch hơn 293 triệu USD. Nhờ cải tiến chất lượng giống, khuyến khích nông dân chuyển đổi sang trồng lúa chất lượng cao nên tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình thấp hơn 30% tổng lượng gạo xuất khẩu; gạo trắng phẩm cấp cao khoảng 35%; tỷ trọng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica khoảng 20%, gạo nếp khoảng 9%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao, như: Gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa, gạo chiếm khoảng 6%.
Thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo tỉnh An Giang định hướng đến năm 2030, tỉnh đặt mục tiêu giai đoạn 2024 - 2030, lượng gạo xuất khẩu hàng năm của tỉnh khoảng 570.000 - 600.000 tấn. Dự kiến đến năm 2030, giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 330 triệu USD. Giai đoạn này, tỷ trọng gạo phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 27%, gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 32% tổng lượng gạo xuất khẩu; gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica chiếm khoảng 24%, gạo nếp chiếm khoảng 10%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao chiếm trên 8%.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, quan điểm của tỉnh là nâng cao hiệu quả và xuất khẩu gạo bền vững, giảm về lượng và tăng về chất, duy trì ổn định, nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu gạo chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ gạo, góp phần tiêu thụ hết gạo hàng hóa với giá có lợi cho nông dân. Qua đó, nâng cao thu nhập của nông dân, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực trong nước, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
An Giang phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo hướng đa dạng hóa thị trường, phù hợp xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế và hợp tác quốc tế về đầu tư sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo; khai thác cơ hội, tiềm năng, lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời, xuất khẩu gạo gắn với phát triển nhãn hiệu “Gạo An Giang” trên thị trường thế giới, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu, xu hướng tiêu thụ của từng thị trường; nâng cao năng lực cạnh tranh của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu; xây dựng ngành sản xuất gạo theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, lấy năng suất, chất lượng là tiêu chí hàng đầu.
Tỉnh đặt mục tiêu phát triển các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng, các thị trường FTA; gia tăng thị phần gạo An Giang tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt thị trường các nước phát triển. Trong đó, giữ tỷ trọng gạo trắng, hạt dài phẩm cấp cao ở mức hợp lý (từ 15 - 20%); giảm tỷ trọng gạo phẩm cấp trung bình và thấp; tăng tỷ trọng gạo thơm, gạo đồ, gạo Japonica, gạo hữu cơ; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ lúa gạo, gạo có vi chất dinh dưỡng, bột gạo, mỹ phẩm từ gạo.
Đối với thị trường Châu Á, tỉnh phấn đấu tiếp cận thị phần gạo An Giang vào thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản từ nay đến năm 2025 và giữ vững ổn định thị trường đến năm 2030. Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giữ vững thị phần xuất khẩu gạo sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhất là các thị trường chủ chốt, như: Philippines, Indonesia, Malaysia; phát triển tốt thị trường Singapore, Hồng Kông; củng cố, duy trì và phát triển thị trường lớn, truyền thống như Trung Quốc. An Giang đẩy mạnh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao, gạo thơm, gạo nếp vào các thị trường này.
An Giang tăng cường thâm nhập các thị trường Châu Phi, đặc biệt các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn. Phấn đấu tăng thị phần gạo An Giang trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của thị trường Nam Phi từ 0,009% (năm 2020) lên khoảng 0,1% (năm 2025), khoảng 0,5% (năm 2030); duy trì ổn định thị phần tại thị trường Ghana và Bờ Biển Ngà.
Đồng thời, khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường Ả rập Xê-út, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất. Trong đó, phấn đấu tăng thị phần gạo An Giang trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Ả rập Xê-út từ 0,13% (năm 2020) lên khoảng 1% (năm 2025) và lên khoảng 2% (năm 2030); thị phần vào thị trường Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất từ 0,07% (năm 2020) lên khoảng 0,1% (năm 2025) và khoảng 1% (năm 2030).
Đối với thị trường Châu Âu, trên cơ sở tận dụng các FTA, tỉnh tăng khối lượng gạo xuất khẩu tương xứng với tiềm năng. Ngoài ra, tập trung phát triển thị trường gạo An Giang tại các nước thành viên CPTPP - Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Canada, Chile, Mexico và Peru); phấn đấu tăng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ, Canada và Úc lên khoảng 1% vào năm 2030.
Đến năm 2030, thị trường Châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của An Giang, thị trường Châu Phi khoảng 12%, thị trường Châu Âu khoảng 5%, thị trường Châu Mỹ khoảng 3%, thị trường Châu Đại Dương khoảng 4%; tỷ trọng 6% còn lại là ủy thác xuất khẩu. |
Nguồn: Nâng tầm thương hiệu gạo An Giang
Hoàng Xuân
baoangiang.com.vn
-
Ghi bàn tại Ngoại hạng Anh, Ethan Nwaneri đi vào lịch sử Arsenal
-
Sao nam Việt từng yêu nữ tỷ phú hơn 32 tuổi giờ ra sao?
-
HLV Ancelotti bênh vực Mbappe
-
PSG đứng trước những quyết định lịch sử
-
Margot Robbie - Từ ‘gái quê’ trở thành 'biểu tượng gợi cảm' của Hollywood
-
Tuấn Ngọc xuất sắc đạt Á Vương 1 Mr World 2024
- Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
- Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Song Joong Ki và bà xã ngoại quốc chào đón thêm một tiểu công chúa