An Giang tái cơ cấu lĩnh vực dịch vụ
Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, thực hiện Đề án Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, năm qua, tỉnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (chỉ số PCI), đẩy mạnh thu hút đầu tư năm 2023 và các năm tiếp theo. Các cấp, ngành, chính quyền địa phương, đơn vị trong tỉnh bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương, chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo các dịch vụ cơ bản phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh...
Thương mại truyền thống tiếp tục phát triển mạnh; thương mại điện tử và các nền tảng thanh toán trực tuyến được ứng dụng rộng rãi và phát triển mạnh mẽ thay thế dần thương mại truyền thống, dần trở thành một kênh phân phối ngày càng quan trọng, góp phần thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, thúc đẩy mua sắm trực tuyến. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ngân hàng số, giáo dục số phát triển, góp phần giúp ngành dịch vụ thích ứng tốt và phù hợp trong bối cảnh phát triển mới của thế giới, hậu dịch COVID-19.
Đến tháng 10/2023, số lượng tài khoản ngân hàng đăng ký tại An Giang đạt 1.716.529 tài khoản; có 143.622 ví điện tử (trong đó VNPT phát triển 70.000 ví điện tử VNPT money, Viettel An Giang phát triển 68.351 ví điện tử Viettelmoney và Mobifone phát triển 5.271 ví điện tử Mobifone money), máy POS đạt 1.330 máy, với 255 máy rút và gửi tiền ATM phủ khắp các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Đáng chú ý nhất là sự phát triển vượt trội của các dịch vụ InternetBanking/ Mobile Banking và các ví điện tử; hỗ trợ đưa 3.770 sản phẩm lên các sàn giao dịch thương mại điện tử (trong đó có 2.104 sản phẩm sàn posmart, 1.574 sản phẩm sàn Voso, 2 sản phẩm sàn Tiki, 53 sản phẩm Shopee…); hỗ trợ doanh nghiệp mở gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử sanphamangiang.com với trên 1.701 sản phẩm được quảng bá, giới thiệu.
Đồng thời, hỗ trợ kết nối, đưa sản phẩm của An Giang lên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước, chuyển hình thức mua bán truyền thống sang trực tuyến, giúp các đơn vị đa dạng hóa hình thức bán hàng. Đến nay, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%, tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt trên 68%.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh chú trọng hướng tới bảo tồn di sản văn hóa và phát huy vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống, chuyển dịch sang du lịch thông minh. Một số ngành dịch vụ hình thành các sản phẩm dịch vụ hiện đại, chất lượng cao như dịch vụ y tế, bảo hiểm đã góp phần phục vụ mục tiêu KTXH và đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, các mô hình kinh doanh mới, kinh tế chia sẻ xuất hiện, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh.
Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển
“Thực tế đã chứng minh, phát triển ngành dịch vụ là động lực quan trọng thúc đẩy thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước cho biết. Để nâng cao hiệu quả đóng góp của ngành dịch vụ, cùng với xu thế phát triển của đất nước, thời gian tới, An Giang tiếp tục phát triển ngành dịch vụ, hình thành được các ngành dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ số, nền tảng số; chú trọng tái cơ cấu các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại; quan tâm xây dựng hệ sinh thái dịch vụ và phát triển các loại dịch vụ mới có tính liên ngành.
Đẩy nhanh hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, như: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistics và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất - kinh doanh khác theo hướng chú trọng dịch vụ ngân hàng số; xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững. Phát triển mạnh ngành công nghiệp văn hóa, du lịch và các dịch vụ khoa học - công nghệ, thông tin truyền thông. Chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Cùng với đó, đẩy nhanh chuyển đổi số ngành y tế, phát triển dịch vụ hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số... Đặc biệt, tập trung ưu tiên hàng đầu cho phát triển dịch vụ giáo dục và đào tạo để thực hiện thắng lợi chủ trương tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tăng cường năng lực hệ thống thương mại, phân phối bán buôn, bán lẻ đi đôi với chủ động xây dựng và phát triển nhanh các nền tảng thương mại điện tử; phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu hàng hóa An Giang…
Nguồn: An Giang tái cơ cấu lĩnh vực dịch vụ
Minh Thư
baoangiang.com.vn
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững