An Giang: Tận dụng thời cơ để tăng tốc
An Giang: Khẩn trương gỡ khó, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công |
An Giang: Liên kết để giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm |
Điều hành linh động
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, năm 2023 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) và đánh giá kết quả triển khai kế hoạch phát triển KTXH 5 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết HĐND tỉnh. Đây cũng là năm tăng tốc triển khai thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà cho những năm tiếp theo.
Nhờ quyết tâm cao, nỗ lực lớn, KTXH 6 tháng đầu năm của An Giang rất khả quan, triển vọng phục hồi tích cực. Không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng (tăng 6,5%), đứng thứ 4 trong khu vực ĐBSCL, mà An Giang còn có 14/21 phân nhóm ngành hàng tăng trưởng cao, như: Dịch vụ nông nghiệp, thương mại - xuất khẩu hàng hóa, khai khoáng, chế biến - chế tạo, dịch vụ vận tải và kho bãi, lưu trú du lịch (DL), dịch vụ ăn uống, hoạt động nghệ thuật, dịch vụ vui chơi giải trí...
“Kết quả này cho thấy, kinh tế An Giang đang trên đà phục hồi và phát triển mạnh mẽ; công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh đang đi đúng hướng, đúng trọng tâm, với những chủ trương và giải pháp đồng bộ, kịp thời” - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.
Khắc phục khó khăn
Bên cạnh những kết quả tích cực cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Trong đó, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt kế hoạch đề ra, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành những công trình trọng điểm, chậm tháo gỡ điểm nghẽn của tỉnh về hạ tầng.
Trên thực tế, một bộ phận doanh nghiệp (DN) vẫn còn khó khăn; số người lao động mất việc ở ngoài tỉnh trở về địa phương tiếp tục gia tăng, gây áp lực an sinh xã hội. Trong khi đó, môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh có phần giảm sút, là rào cản lớn trong công tác xúc tiến và mời gọi đầu tư.
Hiện nay, tình hình tội phạm trên các lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng phạm tội trong lứa tuổi thiếu niên, gây mất an ninh trật tự, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong nhân dân.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho rằng, từ nay đến cuối năm 2023, tỉnh có nhiều cơ hội phát triển, nhưng khó khăn, thách thức vẫn còn đan xen. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới là rất nặng nề, đòi hỏi nỗ lực phấn đấu của các cấp, ngành, cộng đồng DN và nhân dân.
Một trong những nhóm giải pháp mà tỉnh tập trung thực hiện, là thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Tỉnh tiếp tục cơ cấu lại ngành hàng nông nghiệp gắn với tổ chức lại các mô hình hợp tác sản xuất; duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, nhằm giữ vững vai trò “bệ đỡ” của nền kinh tế; đẩy mạnh triển khai xây dựng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) gắn với chương trình hợp tác với các tỉnh, nhằm quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình yêu cầu các sở, ngành, địa phương khai thác tốt hoạt động dịch vụ, thương mại và DL, thông qua các chương trình kích cầu tiêu dùng và DL vào các dịp lễ hội trong những tháng cuối năm, cũng như chương trình hợp tác phát triển KTXH đã ký kết hợp tác giữa tỉnh An Giang với các tỉnh, thành phố cả nước. Đồng thời, tập trung triển khai Nghị quyết 88/NQ-CP của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách để hỗ trợ DN, người dân; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.
Tạo động lực tăng trưởng
Theo Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 08/CT-TTg, ngày 23/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi); phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt trên 95% vào cuối năm 2023.
Trong đó, phát huy vai trò của Tổ công tác đặc biệt để rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững trên địa bàn tỉnh.
Thi công dự án ứng phó sạt lở trên địa bàn An Giang
UBND tỉnh sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (theo nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua tháng 3/2023). Điều này tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, tháo gỡ những vướng mắc liên quan nhiều ngành, lĩnh vực. Đây là căn cứ khoa học và công cụ pháp lý để chính quyền các cấp chỉ đạo điều hành và quản lý phát triển KTXH trong thời gian tới.
Cùng với tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, An Giang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhóm giải pháp về thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường. Đồng thời, triển khai nhóm giải pháp đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Trong đó, xử lý nghiêm đối với những cán bộ, công chức, đảng viên có biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm; thiếu tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân. Cùng với đó, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm đảm bảo an ninh trật tự và quốc phòng - an ninh; kéo giảm tội phạm trên tất cả lĩnh vực; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong tình hình mới...
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, việc khởi công tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là mong ước bao đời nay của người dân An Giang và ĐBSCL. Với tuyến hành lang kinh tế, khu công nghiệp, thương mại - dịch vụ, logistics… “ăn theo” cao tốc, sẽ mở ra nhiều cơ hội mới và tạo những dư địa phát triển mới cho tỉnh An Giang trong tương lai. Đây là một trong những công trình quan trọng góp phần thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025): “Đến năm 2025, kinh tế An Giang thuộc nhóm đầu khu vực ĐBSCL và đạt mức trung bình cả nước, đến năm 2030 đạt trên mức trung bình cả nước” |
Nguồn: Tận dụng thời cơ để An Giang tăng tốc
Ngô Chuẩn
baoangiang.com.vn
-
Ghi bàn tại Ngoại hạng Anh, Ethan Nwaneri đi vào lịch sử Arsenal
-
Hoa hậu Thanh Thủy được trao tặng bằng khen tại Lễ vinh danh sinh viên
-
Sao nam Việt từng yêu nữ tỷ phú hơn 32 tuổi giờ ra sao?
-
HLV Ancelotti bênh vực Mbappe
-
PSG đứng trước những quyết định lịch sử
-
Margot Robbie - Từ ‘gái quê’ trở thành 'biểu tượng gợi cảm' của Hollywood
- Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
- Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân