Bến Tre: Dệt thảm xơ dừa tạo công việc ổn định cho nhân công
Bà Khấu Hồng Thắm (áo trắng) quan sát nhân công cơ sở dệt thảm lưới bằng chỉ xơ dừa của gia đình. |
Trước đây, bà Khấu Thị Hồng Thắm có tham gia công tác ở địa phương. Đến năm 2001, bà đảm trách Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Trung Xuân. Năm 2010, bà khởi nghiệp công việc đan thảm lưới bằng chỉ xơ dừa sau thời gian đi học hỏi kỹ thuật cũng như tiếp thu kinh nghiệm tại cơ sở dệt thảm chỉ xơ dừa của người em họ (ấp Giồng Chùa, xã Nhuận Phú Tân).
Dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3-2022, bà Thắm quyết định thành lập Tổ phụ nữ dệt thảm lưới bằng chỉ xơ dừa, có 15 hội viên tham gia. “Tôi gắn bó cùng chị Thắm từ ngày mới bắt đầu khởi nghiệp nên rất thuần thục công việc. Trước kia, kinh tế gia đình của tôi rất khó khăn. Từ ngày làm ở đây, tôi có được công việc làm với thu nhập ổn định để chăm lo cuộc sống gia đình. Người làm sẽ thu nhập theo sản phẩm mình phụ trách, được trả công là 8 ngàn đồng/cuộn. Tôi kiếm được 30 ngàn đồng/tiếng; trung bình từ 200 - 250 ngàn đồng/ngày”, chị Phạm Thị Bích Thủy, 38 tuổi, ấp Phú Mỹ, xã Nhuận Phú Tân chia sẻ.
“Khởi động công việc sau thời gian dịch Covid-19 hoành hành căng thẳng nên lượng khách đặt hàng giảm. Tuy nhiên cơ sở duy trì hoạt động chủ yếu tạo việc làm cho nhân công. Khi đắt hàng, thu nhập tạm ổn đủ giúp xoay sở cho cuộc sống gia đình. Trong thời gian tới, tôi mong muốn sản phẩm được tiêu thụ đều hơn để tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhân công. Đầu năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nhuận Phú Tân đã kết nối với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mỏ Cày Bắc cho tôi vay 70 triệu đồng để hỗ trợ giải quyết việc làm”, bà Thắm bộc bạch.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nhuận Phú Tân Trần Thị Kim Uyên cho biết: Cơ sở dệt thảm xơ dừa của chị Thắm hoạt động rất hiệu quả, thu hút và tạo được việc làm ổn định cho hội viên, phụ nữ ở địa phương. Nhiều hộ làm ở cơ sở có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững. Thời gian tới, chị Thắm sẽ mở thêm những lớp dạy nghề đan thảm lưới bằng xơ dừa cho chị em phụ nữ ở địa phương có ít đất sản xuất, tạo ra thu nhập cho gia đình. Học viên có thể gắn kết làm việc tại cơ sở của chị Thắm hoặc được giới thiệu làm việc ở những cơ sở khác. Hiện nay, Nhuận Phú Tân có 3 cơ sở dệt thảm bằng chỉ xơ dừa. Hội tiếp tục nhân rộng mô hình giúp phụ nữ địa phương phát triển kinh tế.
Ghi nhận đóng góp cho xã hội, bà Khấu Thị Hồng Thắm đã được chính quyền và ban, ngành, đoàn thể trao tặng nhiều giấy khen vì đạt thành tích xuất sắc trong công tác hội và đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương.
Nguồn: Dệt thảm xơ dừa tạo công việc ổn định cho nhân công
Lệ Đệ
baodongkhoi.vn
- A Trời với những vũ điệu Tây Nguyên
- Hà Giang: Giữ vững thương hiệu mật ong Bạc hà trên Cao nguyên đá
- Khánh Hòa: Đèo Khánh Lê đã thông xe 1 làn
- Lâm Đồng: Du lịch nông thôn trên huyện mới Ðạ Huoai
- Phú Yên: Thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn
- Hà Giang: Những người cha nuôi trên Cao nguyên đá
-
Cuộc đua thương mại điện tử sẽ ngày càng khốc liệt
-
Tổng Giám đốc điều hành MIS Hoàng Văn Lược: "Làm sao để các em giống như những chiếc la bàn vạn năng"
-
Ca khúc Việt Nam duy nhất lọt Top 100 video nhạc hàng đầu thế giới
-
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
-
Hoa hậu Khánh Vân lên tiếng xin lỗi sau hôn lễ cùng bạn trai nhiếp ảnh gia
-
Dàn diễn viên “Hoa cỏ may” sau 23 năm giờ ra sao?
-
Đo lường và đánh giá quan hệ xã hội: Bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển bền vững
-
Tôn trọng và phát triển nguồn nhân lực: Bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp
-
Đến Long An, thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị miền Tây