Bến Tre: Tập trung đầu tư phát triển kinh tế trang trại
Bến Tre: Hội thi Hoa phong lan mở rộng tỉnh lần thứ I năm 2023 |
Cà Mau: Phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, giá trị từ cua biển và sò huyết |
Trang trại nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của ông Lê Văn Sấm mang lại hiệu quả.
Thế mạnh của tỉnh trong phát triển KTTT là phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (CNC). Những trang trại nuôi tôm mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao đã góp phần giải quyết việc nhiều việc làm cho lao động ở địa phương. Nông dân Lê Văn Sấm (ngụ ấp Thạnh Thới B, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú) đã xây dựng mô hình trang trại nuôi tôm CNC từ năm 2013 với diện tích 7ha. Sau 10 năm phát triển, quy mô trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng của ông nâng lên 40ha chia làm 7 khu nuôi ứng dụng CNC như: nhà lưới, máy tạo oxy, phủ bạt đáy ao, cho ăn tự động… Hiện tại, trang trại của ông Sấm tạo việc làm ổn định cho 50 lao động tại chỗ và khoảng 60 lao động công nhật.
Ông Sấm cho biết: “Gia đình tôi phát triển mô hình KTTT theo kiểu nông dân phát triển từng bước một. Khi có vốn sẽ đầu tư dần dần từ đất đai, máy móc, trang thiết bị để phát triển nghề nuôi tôm CNC. Hiện tại, trang trại của tôi đang phối hợp với một doanh nghiệp chế biến tôm xây dựng vùng nuôi đạt tiêu chuẩn ASC (tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất áp dụng cho nuôi trồng thủy sản, là bộ tiêu chuẩn dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm) bán với giá cao hơn thị trường 5.000 đồng/kg. Từ đầu năm đến nay, gia đình tôi thu hoạch hơn 600 tấn tôm, đem lại lợi nhuận khoảng 30 tỷ đồng”.
Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế theo hướng trang trại, ứng dụng CNC còn tồn tại nhiều bấp cập cần có sự hướng dẫn, trợ giúp của các cơ quan chuyên môn. Ông Sấm cho biết: “Nhiều hộ dân ở khu vực ven biển phát triển mô hình nuôi tôm CNC theo hướng trang trại nhưng mỗi người làm một kiểu và hầu như chưa ai có hệ thống xử lý nước thải, bùn, vỏ tôm sau thu hoạch. Cơ quan chức năng cũng chưa có hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn ao nuôi CNC thì khu xử lý như thế nào đạt tiêu chuẩn để tránh gây ô nhiễm môi trường”. Đồng thời, hệ thống điện, đường, thủy lợi cũng cần được Nhà nước quan tâm, đầu tư để người dân mạnh dạn đầu tư phát triển theo hướng trang trại hiện đại. Hiện tại, hầu như người dân phải tự đầu tư hạ tầng điện với chi phí rất lớn để phục vụ nhu cầu chăn nuôi.
Phó giám đốc Sở NN&PTNT Huỳnh Quang Đức cho biết: Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các ban, ngành về triển khai phát triển KTTT, các hộ chăn nuôi phần lớn nhận thức được KTTT là hướng đi đúng trong tình hình hiện nay. Các trang trại hoạt động đạt được những hiệu quả kinh tế như: đạt và vượt doanh thu theo quy định, từng lúc kiểm soát dịch bệnh, có liên kết đầu vào, đầu ra… Tuy nhiên, mô sản xuất trang trại mang tính nhỏ lẻ, manh mún thiếu kết nối với thị trường, việc ứng dụng CNC trong sản xuất còn hạn chế, hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp. Trình độ quản lý, sản xuất, kinh doanh của trang trại còn hạn chế; lực lượng lao động trong trang trại chưa được đào tạo nghề cơ bản. Các trang trại muốn đầu tư quy mô lớn nhưng thiếu đất để đầu tư, trang trại gần nhà dân nên rất khó trong mở rộng trang trại, khó khăn về giao thông vào trang trại…
Để phát triển KTTT trong thời gian tới, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Huỳnh Quang Đức kiến nghị Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tham mưu Bộ NN&PTNT ban hành chính sách cụ thể nhằm giúp loại hình KTTT phát triển, ổn định và hiệu quả, phù hợp với chủ trương chung. Cụ thể như về đất đai cần có sự điều chỉnh việc sử dụng đất đai trong các trang trại theo hướng tăng quy mô bằng cách khuyến khích tích tụ tập trung ruộng đất và liên kết trong sản xuất. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, nguồn vốn ưu đãi, linh hoạt về tín dụng để các trang trại khi có nhu cầu sẽ tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.
Nguồn: Tập trung đầu tư phát triển kinh tế trang trại
Thành Châu
baodongkhoi.vn
- Hà Giang: Những người canh lũ đầu nguồn
- Khánh Hòa: Khánh Vĩnh thúc đẩy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh
- Lâm Đồng: Khi Hội Nông dân phát triển kinh tế tập thể
- Lâm Đồng: Đề nghị công nhận thị trấn Di Linh là đô thị loại IV
- Hà Giang: Tình đất, tình người cao nguyên
- Khánh Hòa: Xe buýt du lịch - sản phẩm mới của du lịch Nha Trang
- Dừng tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” năm 2024
- Lâm Đồng: Di Linh phát triển sầu riêng theo hướng bền vững
- Hà Giang: Kỳ vọng giảm nghèo bền vững từ nuôi cá nước lạnh
- Khánh Hòa: Tiếp tục quảng bá để phát triển du lịch bền vững
- Lâm Đồng hỗ trợ Cao Bằng 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả ngập lụt và sạt lở
-
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Đón khách du lịch trở lại từ ngày 13/9
-
Ninh Vân: Chốn bình yên tươi đẹp
-
Các quốc gia Châu Á ăn Tết Trung Thu thế nào?
-
Phố Hàng Mã ở Hà Nội nhộn nhịp ngày Tết Trung thu
-
Lạc lối ở Yellowstone
-
PVCFC và SAMSUNG mở rộng phân phối sản phẩm chất lượng trên thị trường thế giới
-
Tình người sau cơn bão: Hành trình thiện nguyện đến xóm Khuôn Lặng
-
Dừng tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” năm 2024
-
Nghĩa đồng bào trong bão, lũ