Bến Tre: Thúc đẩy hợp tác phát triển ngành Halal
![]() |
![]() |
Đại biểu tham dự họp tại điểm cầu tỉnh.
Tại điểm cầu tỉnh, Phó giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thị Quỳnh Nga, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và khởi nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại dự họp.
Tại cuộc họp, các đại biểu được nghe giới thiệu khái quát hệ thống Halal và các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm Halal ở Ả-rập Xê-út và Việt Nam. Cho rằng Việt Nam và Ả-rập Xê-út có quan hệ chính trị rất tốt đẹp, có nhiều tiềm năng hợp tác về kinh tế, thương mại. Vụ trưởng Vụ Trung Đông - Châu Phi, Bộ Ngoại giao Bùi Hà Nam bày tỏ mong muốn thời gian tới, các bộ, ngành Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía Trung tâm Halal của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Ả-rập Xê-út nói riêng và Ả-rập Xê-út nói chung trong lĩnh vực Halal.
Theo Phó giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thị Quỳnh Nga, kim ngạch xuất khẩu của Bến Tre sang Ả-rập Xê-út năm 2022 đạt 8,907 triệu USD, giảm 8,34% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sang Ả-rập Xê-út ước đạt 2,37 triệu USD, giảm 14,26% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng Bến Tre xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là các sản phẩm từ dừa chiếm 50%, hàng dệt may chiếm 10%, thủy hải sản chiếm 30%, thực phẩm chiếm 5% và một số mặt hàng khác... Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 16 doanh nghiệp có xuất khẩu sang Ả-rập Xê-út.
Phó giám đốc Sở Công Thương cho biết, đây là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm của Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng, nhất là các sản phẩm từ dừa và thủy hải sản - các sản phẩm thị trường này có nhu cầu khá lớn. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp tỉnh, khi xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Ả-rập Xê-út khá cao.
Bên cạnh đó, thị trường Ả-rập Xê-út yêu cầu cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thịt, các sản phẩm từ thịt, thực phẩm ướp lạnh và đông lạnh nhập khẩu, đồ uống, bánh kẹo, sữa và các sản phẩm từ sữa, dầu ăn, chất béo cần có chứng nhận Halal, hàng hóa khác cần có chứng nhận SASO (tương tự ISO); có hàng mẫu gửi cho đối tác với thông tin sản phẩm rõ ràng, có đầu mối liên hệ giao dịch được bằng tiếng Anh, có email cố định.
Nguồn: Thúc đẩy hợp tác phát triển ngành Halal
Huyền Trang
baodongkhoi.vn
-
Petrovietnam và PETRONAS thúc đẩy hợp tác thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam
-
Thị trường bất động sản quý 1/2025: Cơ hội phục hồi và điểm nóng đầu tư mới
-
Petrovietnam - Armenia: Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng
-
Petrovietnam thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Hoa Kỳ
-
Điện hạt nhân: Lựa chọn tất yếu để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
-
G-Dragon (BIGBANG) gây ‘bão’ khi làm đại diện cho Hana Bank
- Hà Giang: Nỗ lực đưa vốn giúp hộ nghèo vươn lên
- Khánh Hòa: Rộn ràng lễ hội Tháp Bà Pô Nagar
- Lâm Đồng: Đà Lạt có thêm khu du lịch cấp tỉnh mới
- Khánh Hòa: Vạn Ninh triển khai công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2026
- Về Khâu Vai nghe “đá kể chuyện”
- Hà Giang: Nỗ lực đưa vốn giúp hộ nghèo vươn lên
-
Duyên dáng Sắc hương xứ Trà 2025: Sân chơi mới cho nữ sinh Việt tỏa sáng
-
Petrovietnam và PETRONAS thúc đẩy hợp tác thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam
-
PSI ra mắt chương trình ưu đãi đồng hành cùng nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường tài chính biến động
-
Hà Giang: Nỗ lực đưa vốn giúp hộ nghèo vươn lên
-
BSR tập trung nguồn lực triển khai dự án NCMR NMLD Dung Quất đúng tiến độ
-
BTV Hoàng Linh phản ứng ra sao giữa ồn ào quảng cáo sữa giả?
-
Khám phá đảo Nam Du - “Maldives thu nhỏ” của Việt Nam
-
Doãn Quốc Đam lên tiếng về ồn ào quảng cáo sữa
-
Luka Modric trở thành ông chủ đội bóng Anh