Bến Tre: Triển vọng phát triển cây ăn trái tại huyện Chợ Lách
![]() |
![]() |
Giá sầu riêng đã tăng cao, mang lại thu nhập tốt cho người dân.
Trái cây lên ngôi
Hiện nay, xuất khẩu trái cây Việt Nam đang phát triển rất mạnh, bởi lẽ Trung Quốc và một số nước khác đang ưa chuộng, nhập hàng hóa, trái cây của Việt Nam.
Tiến sĩ Bùi Thanh Liêm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách cho biết: Trên bình diện chung, dù diện tích hiện nay của trái cây Việt Nam có tăng nhưng sản lượng trái cây vẫn còn đang thiếu so với nhu cầu của thế giới. Do vậy, trái cây của Việt Nam trong thời gian tới vẫn xuất khẩu ổn định. Huyện Chợ Lách có diện tích trồng cây ăn trái không lớn nhưng sản phẩm trái cây có tiếng khắp cả nước nhờ rải vụ và chất lượng ngon. Cho nên, huyện duy trì được trái cây cho xuất khẩu.
Nếu so với những vùng trồng ở Tây Nguyên như tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum hay ở tỉnh Quảng Nam... thì trái cây những tỉnh này đi theo mùa vụ và khi cần xuất khẩu ở những mùa khác thì tỉnh bạn lại không có trái cây để cung cấp. Huyện Chợ Lách có tuổi đời phát triển cây ăn trái ngang với vùng Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương), chất lượng trái cây của 2 miệt này đều ngon và nổi tiếng cả nước. Bên cạnh đó, trái cây Chợ Lách còn có ưu thế rải vụ, điều này giúp người dân có thể làm chủ được mùa vụ, cây có thể cho trái vụ nghịch, cộng thêm phù sa của hạ lưu sông Cửu Long, làm cho hương vị trái cây Chợ Lách độc đáo, chất lượng xưa nay vẫn xếp vào loại ngon. Khi trái cây Việt Nam bắt đầu xuất khẩu nhiều lên thì không ít doanh nghiệp đã tìm đến huyện Chợ Lách làm mã số vùng trồng (MSVT) để xuất khẩu.
Hộ ông Huỳnh Văn Nghiệp, ngụ ấp Hòa Thạnh, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách đang canh tác vườn sầu riêng 1ha. Năm 2022, vườn nhà ông thu hoạch hơn 10 tấn trái, giá bán dao động từ 60 - 130 ngàn đồng/kg sầu riêng.
Từ khi tham gia xây dựng MSVT sầu riêng với Công ty CP tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, hộ ông Huỳnh Văn Nghiệp và các hộ khác tại các ấp thuộc xã Hoà Nghĩa đã được các kỹ sư chỉ dẫn, áp dụng nhiều giải pháp tiên tiến, phù hợp với cây sầu riêng. Cụ thể, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật mới, chất lượng và an toàn, phân bón thì phải sử dụng phân vi sinh, rải N-P-K thấp để bảo vệ bộ rễ trong mùa nước mặn.
Nâng tầm sản xuất
Việc liên kết trong sản xuất theo MSVT cũng giúp các hộ dân đoàn kết chặt chẽ hơn, ông Huỳnh Văn Nghiệp cho hay: “Chúng tôi ngồi họp lại với nhau, người có kinh nghiệm trong sản xuất chỉ dẫn cho người chưa biết, ai không hiểu gì thì hỏi để cùng nhau chia sẻ thông tin, giúp đỡ lẫn nhau. Trước kia khi chưa tham gia MSVT, sầu riêng nhà tôi được thương lái từ tỉnh khác đến mua, dù họ mua được giá nhưng thất bại ở chỗ tiền họ không trả, nhiều vướng vấp rất mệt mỏi. Bây giờ, tham gia vào liên kết sản xuất, nông dân chúng tôi được ngồi bàn bạc về giá cả và hình thức mua với phía Công ty CP Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, họ mua hết vườn chứ không lựa trái lớn như các thương lái tỉnh khác”.
Chiều ngày 6-3-2023, Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Thọ có chuyến kiểm tra thực tế công tác phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn và các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn huyện Chợ Lách. Tại xã Hòa Nghĩa, khi thăm vườn sầu riêng của ông Huỳnh Văn Nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Thọ cho rằng: Cần tiếp tục thúc đẩy nhanh quá trình tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với cấp MSVT, thay đổi quy trình sản xuất. Tất cả những việc này phải gắn đồng thời với nhu cầu của thị trường, có thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
Tới đây, tỉnh sẽ triển khai và đề xuất Chính phủ, được Chính phủ đồng thuận là Bến Tre sẽ đăng ký địa phương điểm để tổ chức lại sản suất, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với những sản phẩm nông sản có thế mạnh của tỉnh như thủy sản, cây ăn trái, cây giống, cây kiểng; vùng chăn nuôi như nuôi heo, bò, dê, gà, vịt... Từ đó, hình thành vùng sản xuất tập trung có nguồn gốc rõ ràng, có tổ chức sản xuất theo mô hình; quy mô sản xuất lớn có sự liên kết hợp tác với nhau. Đặc biệt là gắn với công nghiệp chế biến sâu, đầu tư nhiều hơn nữa cho công nghiệp chế biến để tăng giá trị của chuỗi giá trị trên địa bàn và gắn với nhu cầu của thị trường.
Cần phải đồng bộ với nhau từ sản xuất nông nghiệp đến công nghiệp chế biến sâu, gia tăng chuỗi giá trị và gắn được với nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước và nước ngoài. Có như vậy chúng ta mới có điều kiện phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội nói chung và tạo điều kiện làm giàu cho người dân, cho địa phương và cho cả nước”. (Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Thọ) |
Nguồn: Triển vọng phát triển cây ăn trái tại huyện Chợ Lách
Thạch Thảo
baodongkhoi.vn
-
Kinh nghiệm giữ vững danh hiệu bon, buôn văn hóa ở Lâm Đồng
-
Khánh Hòa: Chuyện những người cứu hộ bãi biển
-
Lai Châu: Mang ấm no, hạnh phúc đến với nhân dân
-
PVCFC chung tay cùng Cà Mau xóa nhà tạm, thắp sáng làng quê, xây dựng nông thôn mới
-
Chào Lâm Đồng mới!
-
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị đầu tiên sau sáp nhập
- Tuyên Quang: Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp lần thứ nhất thông qua một số nội dung quan trọng
- Hà Giang: Mỗi cột mốc là một trang viết không quên.
- Khánh Hòa: Kinh tế tăng trưởng, tạo tiền đề cho sáp nhập
- Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
- Hà Giang: Mỗi cột mốc là một trang viết không quên
- Khánh Hòa: Kích cầu khách bay đêm bằng combo ưu đãi
-
Cuộc phiêu lưu đến Thị Trấn Bohemian Trong Lòng Núi Lửa đầy đặc sắc cùng The Hidden Book 2025
-
Hà Giang: Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế
-
Vinamilk Green Farm - từ "resort cho bò" đến hộp sữa đạt chuẩn quốc tế
-
Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh
-
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
-
Phim đua xe "F1" của Brad Pitt bứt tốc dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ
-
Allday Project – Thế lực mới của Kpop với đội hình “full option”
-
CLB Thép Xanh Nam Định lên tiếng về tin đồn đổi tên
-
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng sản xuất 1 tỷ lít/năm