BSR dự kiến chia cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 7%, bổ sung nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển
BSR nhận Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ngãi vì có nhiều đóng góp trong công tác ASXH |
Tuổi trẻ BSR: Nâng cao “năng lực số” trong kỷ nguyên số |
Theo đó, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2022 của BSR là 14.836 tỷ đồng sẽ trích Quỹ khen thưởng phúc lợi là 333,7 tỷ đồng; Chia cổ tức 7% vốn điều lệ - tương đương 2.170 tỷ đồng; trích Quỹ đầu tư phát triển là 4.450 tỷ đồng (30% lợi nhuận sau thuế năm 2022). Còn lại hơn 7.881 tỷ đồng chuyển sang năm 2023.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất |
Theo BSR, trích Quỹ Đầu tư phát triển và giữ lại lợi nhuận sau thuế chưa phân phối do:
Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Dự án) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận kết quả lập dự án đầu tư và giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) hoàn thiện thủ tục phê duyệt và triển khai Dự án tại văn bản số 2579/TTg-KTN ngày 16/12/2014 với tổng mức đầu tư của Dự án là 1.813.470.000 USD.
Trong quá trình triển khai thực hiện, Dự án gặp rất nhiều khó khăn, việc tiếp tục triển khai Dự án theo các thông số đã được phê duyệt trước đây không còn hiệu quả và khả thi. Vì vậy, Người đại diện phần vốn của Petrovietnam tại BSR đang thực hiện các trình tự thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư với tổng mức đầu tư điều chỉnh của Dự án là: 1.256.918.758 USD. Trong đó tổng mức đầu tư chưa thực hiện và không bao gồm thuế VAT là 1.098.209.184 USD.
Với phương án thu xếp vốn cơ sở gồm 40% vốn chủ sở hữu và 60% từ nguồn vốn vay. Theo đó nguồn vốn chủ sở hữu cần phải thu xếp khoảng 439,28 triệu USD tương đương với 10.323 tỷ đồng (23.500VND/USD).
Tuy nhiên, do Dự án không có bảo lãnh của Chính phủ, các tổ chức tín dụng sẽ rất thận trọng và chặt chẽ trong việc thẩm định hiệu quả dự án, yêu cầu tỷ số dòng tiền trả nợ của BSR đạt ở mức cao; hạn chế tín dụng về số tiền cho vay tối đa (room) của một Tổ chức tín dụng trong nước đối với BSR (không quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng (TCTD), đối với nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không quá 25% vốn tự có của TCTD.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, còn có nhiều yếu tố rủi ro biến động của thị trường tài chính, mặt bằng lãi suất ở mức cao ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Do đó, để thu xếp được vốn vay theo phương án cơ sở cho Dự án hiện tại gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, phương án thu xếp vốn có thể phải thay đổi từ 40% vốn chủ sở hữu, 60% nguồn vốn vay lên 60% vốn chủ sở hữu, 40% nguồn vốn vay. Lúc đó, vốn chủ sở hữu cần thu xếp khoảng 15.485 tỷ đồng. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu cho dự án là 10.323 tỷ đồng đến 15.485 tỷ đồng tùy thuộc vào phương án thu xếp vốn chủ sở hữu cho dự án là 40% đến 60%.
Ngoài ra, theo Kế hoạch 5 năm 2021-2025 thì nhu cầu vốn chủ sở hữu đầu tư cho các dự án khác và mua sắm tài sản cố định là 2.921 tỷ đồng.
Do đó, tổng nhu cầu vốn chủ sở hữu cho dự án nâng cấp nhà máy lọc dầu (NMLD) và các dự án khác giai đoạn 2021-2025 có thể lên đến 18.406 tỷ đồng.
Với nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư trong những năm tiếp theo như trên, tính cấp thiết của dự án nâng cấp NMLD nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nguồn vốn chủ sở hữu còn thiếu cần được bổ sung như sau: Trích 30% lợi nhuận sau thuế năm 2022 để bổ sung Quỹ Đầu tư phát triển tương ứng với số tiền là 4.451 tỷ đồng. Số dư Quỹ Đầu tư phát triển sau khi trích bổ sung là 10.047 tỷ đồng. Giữ lại lợi nhuận sau thuế chưa phân phối số tiền 7.881 tỷ đồng để bổ sung vốn chủ sở hữu dưới hình thức trích bổ sung Quỹ đầu tư phát triển/chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc chia cổ tức bằng tiền trong các năm tiếp theo, tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh trong các năm tiếp theo, phương án thu xếp vốn thực tế cho dự án nâng cấp NMLD và chiến lược phát triển công ty trong các năm tiếp theo.
Mai Phương
petrotimes.vn
- Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
- Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
- PV GAS giới thiệu các nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
- PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới
- Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
- Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
- PV GAS thực hiện các chương trình phát triển tổ chức cơ sở đảng
- Gas Shipping: Sức mạnh từ văn hóa doanh nghiệp
- BSR ứng phó như thế nào khi biên lợi nhuận ngành lọc dầu thu hẹp?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững