Cà Mau: Hiệu quả từ chế phẩm sinh học
Hơn 2 năm qua, ông Lương Thế Tân, 66 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm trên phần đất gần 4 ha. Ông cho biết, mỗi năm ông đều thuốc cá, xử lý vôi rồi tiến hành thả tôm; mỗi lần thả từ 10-15 ngàn con sú giống đã qua dèo hầm đất từ 10-15 ngày. Ðịnh kỳ mỗi tháng, ông rải chế phẩm sinh học 2 lần. Tôm nuôi khoảng 3 tháng bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng từ 25-30 con/kg. Trung bình mỗi năm gia đình thu nhập trên 200 triệu đồng.
Mô hình nuôi tôm QCCT sử dụng chế phẩm sinh học tại hộ ông Lương Thế Tân mang lại hiệu quả cao, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. |
Ông Tân chia sẻ: “Trước đây nuôi tôm theo kiểu truyền thống, hiệu quả thấp, tôm nuôi chậm phát triển, tôi chưa có kinh nghiệm nên thả nuôi với mật độ con giống rất cao. Nhờ được ngành chuyên môn tập huấn kiến thức cơ bản, tôi áp dụng, nuôi tôm hiệu quả hơn so với trước”. Bên cạnh đó, mỗi năm ông Tân thả nuôi cua 2 đợt, thu nhập trên 120 triệu đồng.
Với ông Lâm Thanh Hoà, 66 tuổi, ấp Xẻo Ðước, xã Phú Mỹ, thì hơn 3 năm qua thực hiện mô hình nuôi tôm QCCT 2 giai đoạn có sử dụng chế phẩm sinh học. Với diện tích 1,3 ha, mỗi tháng ông Hoà thả từ 5-10 ngàn con tôm giống theo hình thức gối đầu, khi tôm đạt từ 30-45 con/kg là thu hoạch.
Ông Hoà cho biết: “Ðể tôm có thức ăn tự nhiên, tôi phát cỏ trên bờ vuông, sau đó phơi khô, thả xuống vuông. Ðây là khâu quan trọng trong quy trình nuôi tôm QCCT, mang lại hiệu quả kinh tế cao”. Với kỹ thuật đơn giản này, chẳng những tôm có thức ăn mà còn đảm bảo tốt môi trường nước trong vuông nuôi. Trung bình mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 180 triệu đồng.
Thời gian qua, quy trình nuôi tôm truyền thống của bà con chưa đúng kỹ thuật, không ít hộ dân đã sử dụng chất cấm, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Với kỹ thuật nuôi tôm QCCT sử dụng chế phẩm sinh học như hiện nay, tái tạo lại tự nhiên là chủ yếu, nguồn thức ăn cho tôm từ rong, cỏ phân huỷ nên góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.
Ðến nay, huyện Phú Tân có trên 27.150 ha tôm nuôi QCCT, năng suất bình quân mỗi vụ 600 kg/ha, nhiều bà con có thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi ha/vụ.
Phương thức nuôi tôm QCCT sử dụng chế phẩm sinh học không đòi hỏi cao về kỹ thuật, vốn liếng, đồng thời không làm suy thoái vùng nuôi, cho hiệu quả kinh tế khá và bền vững nên cần được nhân rộng./.
Nguồn: Hiệu quả từ chế phẩm sinh học
Anh Phan
baocamau.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững