Cà Mau hướng đến nền kinh tế xanh- Bài 1: Nỗ lực phát triển nông nghiệp xanh
Bài 1: Nỗ lực phát triển nông nghiệp xanh
(CMO) Phát huy tiềm năng, lợi thế có được, đến nay Cà Mau đã có những thành công bước đầu trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, với khoảng 900 ha lúa tôm hữu cơ; khoảng 19.000 ha tôm rừng (tôm sinh thái, hữu cơ); trên 150 ha hoa màu, cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP; 1 ha dược liệu hữu cơ dưới tán rừng, trên 3.000 con gia súc, gia cầm theo các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, an toàn sinh học…
Từ hiệu quả bước đầu, nông dân Cà Mau rất phấn khởi và đồng thuận cao, chung tay cùng chính quyền địa phương, doanh nghiệp sản xuất nông sản sạch trên đồng đất, liếp vườn, thửa ruộng nhà mình.
Nông dân đồng thuận cao với nông nghiệp xanh
Hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ lần lượt được chúng tôi ghi nhận qua các chuyến đi thực tế, ví như huyện Thới Bình năm 2019 đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận nhãn hiệu “Lúa sạch Thới Bình”. Đồng thời, huyện cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 5.000 ha lúa đạt chứng nhận hữu cơ. Điển hình rõ nhất về tính hiệu quả bền vững của mô hình này trên địa bàn huyện Thới Bình, chính là hiệu quả hoạt động của 2 HTX Trí Lực và HTX Đoàn Phát và mô hình tôm lúa hữu cơ, lúa an toàn tại một số ấp trên địa bàn xã Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Tân Bằng, Biển Bạch Đông…
Ông Nguyễn Văn Hùng, Ấp 5, xã Trí Lực, huyện Thới Bình cho rằng khi áp dụng mô hình tôm-lúa hữu cơ thì hiệu quả nâng lên gấp đôi so với trước đây |
Ông Lê Văn Mưa, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc HTX dịch vụ lúa tôm Trí Lực, cho biết: Có thể nói việc đưa mô hình tôm lúa an toàn, đến tôm lúa hữu cơ về tay nông dân là một “bứt phá” thành công; khơi đúng, hiệu quả tiềm năng lợi thế vùng đất này. Từ một xã thuần nông, thu nhập của ngươi dân thấp, nhờ áp dụng hiệu quả các mô hình sản xuất, điển hình là mô hình tôm lúa (tôm sú, tôm càng xanh), tôm lúa hữu cơ; tôm lúa theo hướng an toàn sinh học mà nay thu nhập đã nâng lên trên 60 triệu đồng/người/năm.
Phấn khởi hơn khi HTX dịch vụ lúa tôm Trí Lực ngoài 15 thành viên chính thức, thực hiện 50 ha, lúa hữu cơ, lợi nhuận thu về từ nguồn lúa hữu cơ, tôm sú, tôm càng xanh trên 150 triệu đồng/ha/năm; thì hiện nay HTX đã thu hút được thêm hàng trăm hộ dân của 3 ấp Phủ Thờ, Ấp 9, Ấp 5 tham gia, thực hiện 550 ha lúa an toàn, đang tiếp tục hướng cho bà con thực hiện lúa hữu cơ.
"HTX đã kết nối được một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh bao tiêu đầu ra cho người dân, không còn lo chuyện được mùa mất giá. Hiện HTX cũng đã đưa sản phẩm gạo Hoàng Yến đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2020, tiếp tục hoàn thiện thủ tục để có thêm sản phẩm gạo hữu cơ đạt chuẩn OCOP 3 sao trong thời gian tới", ông Mưa thông tin thêm.
Ông Nguyễn Văn Hùng, ấp 5, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, cho biết: "Khoảng 5-10 năm trở lại đây, khi bắt tay thực hiện chủ trương một vụ lúa trên đất nuôi tôm, là một bước khởi đầu mới, mang lại hiệu quả thiết thực, bà con rất phấn khởi. Trên đà này, chính quyền địa phương, cùng một số doanh nghiệp phối hợp với người dân trên địa bàn thử nghiệm mô hình tôm - lúa an toàn, đến tôm - lúa hữu cơ…đến nay đã minh chứng được hiệu quả và tính bền vững của mô hình, cho thu nhập 250-300 triệu đồng/năm; tăng gấp đôi, gấp 3 lần so với thời điểm 5-10 năm về trước".
Cán bộ, nhân viên Doanh nghiệp xã hội chuỗi tôm rừng Minh Phú (Công ty cổ phần Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú) luôn theo sát, hỗ trợ bà con trên địa bàn xã Viên An Đông trong quá trình triển khai thực hiện dự án tôm sinh thái trên địa bàn. |
Tại xã vùng ven, xã NTM nâng cao Lý Văn Lâm (Tp.Cà Mau) tiện nghi, hài hoà dáng vẻ của thành thị lẫn nông thôn hiện đại, người dân nơi đây phấn khởi hơn khi các mô hình sản xuất mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật được đưa vào thực hiện trên đồng ruộng, để bà con vừa có được bữa ăn ngon, chất lượng phục vụ gia đình, vừa lan toả điều tốt đẹp ra cộng đồng.
Ông Nguyễn Văn Tiếp, Giám đốc HTX dịch vụ thuỷ sản Ông Muộn, cho biết: Hiện nay, ngoài 7 thành viên chính thức, HTX còn liên kết với trên 50 hộ dân sản xuất 90 ha lúa, 5 ha dưa hấu (trồng vào mỗi dịp Tết) theo chuẩn VietGAP và 50 ha lúa hữu cơ. HTX còn đầu tư máy gặt đập liên hợp, cung cấp nguồn giống, phân bón hữu cơ phục vụ bà con, đảm bảo sau mỗi vụ mùa, thu hoạch kịp thời, đúng tiến độ, kết hợp liên kết đầu ra đúng giá, ổn định giúp bà con an tâm sản xuất. Sắp tới, HTX có hướng liên kết cùng nông dân mở rộng thêm diện tích và sản xuất theo đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp, như thế sẽ đảm bảo đầu ra ổn định và bà con có thể làm chủ được đồng ruộng, cũng như giá đầu ra nông sản.
Tôm sinh thái-Hướng phát triển bền vững
Mô hình tôm rừng, tôm sinh thái, hữu cơ đã hình thành từ khá lâu ở vùng đất cuối trời, phổ biến nhất ở 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Với sự hỗ trợ tích cực của các ngành chức năng, cùng quyết tâm bám đất, bám rừng, nhiều hộ dân nơi đây đã minh chứng được giá trị thực sự của câu nói “rừng vàng, biển bạc”.
Quê gốc ở huyện Thới Bình, năm 1986 ông Lý Công Uẩn về ấp Bông Súng, xã Tam Giang, huyện Năm Căn khai phá đất, lập nghiệp. Theo lời ông Uẩn: Xưa nơi đây toàn sú, vẹt và cây đước, về đây chúng tôi dọn cây tạp, chừa rừng đước theo tỷ lệ Nhà nước quy định, phần còn lại chúng tôi đào kênh để nuôi trồng thuỷ sản. Từ sau cơn bão lịch sử năm 1997, cuộc sống người dân nơi đây có bước khởi sắc, ngoài nguồn tôm bạc, cá kèo, tôm đất từ thiên nhiên, bà con đã tiếp cận được nguồn tôm sú giống từ vùng trên chuyển về, khi ấy bà con mua với giá khá cao và không thể kiểm soát được nguồn gốc, tỷ lệ sống, đạt đầu con thấp nên hiệu quả mô hình tôm rừng chưa được phát huy tối đa tiềm năng vốn có.
Ông Lâm Minh Trí, Phó giám đốc HTX nuôi tôm sinh thái Đại Đoàn Kết, ấp Xẻo Lá, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển từng là hộ nghèo vươn lên cuộc sống khá từ mô hình tôm sinh thái dưới tán rừng. |
Đến năm 2002, xuất phát từ nhu cầu thu mua nguồn tôm nguyên liệu lớn, chất lượng, hội đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính, Công ty Cổ phần Camimex đã phối hợp với Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hiển thực hiện Dự án tôm sinh thái Ngọc Hiển trên địa bàn xã Tam Giang (Năm Căn) và Tam Giang Tây (Ngọc Hiển), với diện tích 6.000 ha, có 1.000 hộ dân tham gia.
Ông Lý Công Uẩn là một trong số 1.000 hộ dân tham gia dự án này phấn khởi, chia sẻ: "Tham gia dự án, chúng tôi vừa giữ phương pháp truyền thống là nuôi bằng hình thức sinh thái hoàn toàn, tôm ăn thức ăn tự nhiên dưới tán rừng mà lớn lên đến ngày thu hoạch, đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt, khi tham gia dự án, chúng tôi tuân thủ 6 bước theo quy trình do công ty đề ra để đạt hiệu quả cao và thể hiện cả trách nhiệm xã hội".
Quy trình gồm: Truy xuất nguồn gốc con giống, đạt tiêu chuẩn sinh thái, đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế; tất cả các hoá đơn chứng từ có liên quan đảm bảo truy xuất được nguồn gốc; không sử dụng lao động trẻ em; đảm bảo môi trường (quản lý được chất thải xung quanh, không xả trực tiếp xuống ao, kênh). Bên cạnh đó, người dân còn được hỗ trợ 500 ngàn đồng/ha rừng nhằm khuyến khích duy trì và phát triển rừng, được hỗ trợ một phần chi phí con giống; công ty bao tiêu đầu ra tôm thương phẩm, với mức giá cao hơn thị trường 0.8-10%...
Hiện nay, diện tích lúa-tôm theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ,VietGap…đang được khuyến khích, nhân rộng trên địa bàn tỉnh Cà Mau |
“Nông dân chúng tôi thật sự rất phấn khởi khi thực hiện mô hình này, một phần chúng tôi được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của dự án, điều quan trọng là hiệu quả, lợi nhuận tăng gấp đôi so với trước đây. Hiện nay, với 6,8 ha đất sản xuất, bình quân mỗi tháng gia đình tôi thu lợi nhuận 25 triệu đồng; có thời điểm mỗi con nước thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng là bình thường”, ông Uẩn, cho biết thêm.
Ông Nguyễn Duy Khánh, Quyền Giám đốc Công ty TNHH Camimex Organic, thông tin: Ngoài Dự án tôm sinh thái Ngọc Hiển, thì đầu năm 2022, công ty đã triển khai thêm Dự án tôm sinh thái Đất Mũi, với 1.000 hộ tham gia. Công ty cũng đã xây dựng trại giống sinh thái, hằng năm cung cấp 400 triệu con giống đến người nuôi tôm. Từ 2 dự án trên, bình quân hằng năm, công ty thu mua về 700-1.000 tấn tôm nguyên liệu. Đến nay, tôm sinh thái của hộ dân trong dự án đã đạt 4 chứng nhận quốc tế, như: Naturland (Đức); Bio Suisse (Thuỵ Sỹ); EU Organic và Canada Organic…đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường khó tính như: Các nước EU (Thuỵ Sỹ, Đức...), Canada, Mỹ, Nhật, Hàn và một số nước châu Á khác.
Ông Lâm Thái Xuyên, Giám đốc doanh nghiệp Xã hội chuỗi tôm rừng Minh Phú (Công ty cổ phần Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú), cho biết: Năm 2013, xuất phát từ nhu cầu của khách hàng quốc tế, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thực hiện Dự án tôm hữu cơ tại Ban quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên. Tháng 11/2014, đạt chứng nhận Naturland, với diện tích 2.893 ha và 741 hộ. Sau đó, đơn vị tiếp tục phát triển, nhân rộng vùng nuôi. Tính tới thời điểm này, Minh Phú lập kỷ lục có vùng nuôi tôm hữu cơ lớn nhất Cà Mau và Việt Nam. Sản phẩm của Minh Phú hiện đang có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và sở hữu rất nhiều chứng nhận quốc tế uy tín như: ASC, BAP, GLOBAL GAP, EU ORGANIC, CANADA ORGANIC, BRC, IFS, ISO 14000, ISO 22000, BSCI, WRC, HALAL.
Ông Lâm Minh Trí, Phó giám đốc HTX nuôi tôm sinh thái Đại Đoàn Kết, ấp Xẻo Lá, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, cho biết: Tham gia nhiều đợt học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nuôi tôm sinh thái, tôm hữu cơ thì đa phần các mô hình kinh tế tập thể, cá thể tuân thủ tốt quy trình sản xuất tôm sinh thái, tôm hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả bền vững, mang về lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với phương pháp nuôi quảng canh truyền thống trước đây. Cũng nhờ mô hình này, 15 thành viên chính thức của HTX duy trì ổn định nguồn thu nhập từ 100-300 triệu đồng/năm, được điển hình có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2015-2020.
Có thể nói nông nghiệp hữu cơ, giúp nông dân hưởng lợi kép: ít tốn chi phí, nhân công; được hỗ trợ kỹ thuật, con giống và giá đầu ra cao hơn so với sản xuất truyền thống…Đây là bước tiến mới, hướng đi bền vững cho nông dân Cà Mau hiện nay và tương lai./.
Cách nay gần 1 năm, Công ty cổ phần Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú, một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau vinh dự được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là đơn vị sở hữu vùng nuôi tôm sinh thái hữu cơ vùng ngập mặn lớn nhất Việt Nam, với diện tích trên 9,722 ha, có hơn 2.000 hộ dân tham gia, hưởng lợi. |
Bài 2: Triển vọng phát triển du lịch
Nguồn: Cà Mau hướng đến nền kinh tế xanh- Bài 1: Nỗ lực phát triển nông nghiệp xanh
Laon Phương
baocamau.com.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Ngôn từ của giới trẻ: Hòa nhập đừng hòa tan
- 20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân
- Trường Đại học Thành Đông tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường
- Từ ngày 25/12, muốn livestream trên mạng phải xác thực số điện thoại
- Science Tornado 2024: Lan tỏa niềm hứng thú và đam mê tìm tòi khoa học
- Khai mạc giải cầu lông Kamito Open tranh cúp Thương hiệu và Pháp luật lần thứ III – năm 2024
- VIETRAMED EXPO 2024: Giới thiệu sản phẩm dược liệu sạch, an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng
- Triển lãm Science Tornado: Truyền lửa đam mê khoa học cho học sinh
- Công an Hà Nội (PC07) kết luận về hệ thống PCCC tại Eurowindow River Park hoạt động bình thường
- Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Hà Nội hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm vào năm 2025: Có bảo đảm tính khả thi?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
"Thư từ Roma": Bài 2 - Đi học tuổi 50